Bà bầu ăn mấy quả trứng ngỗng là đủ, ăn vào tháng thứ mấy?

Bà bầu ăn 1-2 quả trứng ngỗng/tuần là đủ, trứng ngỗng giàu protein, lipid, vitamin A và một số vitamin nhóm B khác tốt cho bà bầu,… Tuy nhiên, không nên ăn trứng ngỗng quá nhiều, không nên ăn vào sáng sớm hoặc ăn vào buổi tối vì trứng ngỗng chứa nhiều protein, có thể gây khó tiêu.

Bà bầu ăn 1-2 quả trứng ngỗng/tuần là đủ, trứng ngỗng giàu protein, lipid, vitamin A và một số vitamin nhóm B khác tốt cho bà bầu,… Tuy nhiên, không nên ăn trứng ngỗng quá nhiều, không nên ăn vào sáng sớm hoặc ăn vào buổi tối vì trứng ngỗng chứa nhiều protein, có thể gây khó tiêu.

Ăn trứng ngỗng có tác dụng gì?

Theo kinh nghiệm dân gian, ăn trứng ngỗng khi mang thai sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh và thông minh bởi trứng ngỗng nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học hiện đại đã khẳng định, trứng ngỗng không phải là thần dược như nhiều mẹ vẫn nghĩ. Thậm chí, các dưỡng chất trong trứng ngỗng còn không thể bằng trứng gà.

ba-bau-an-trung-ngong

  • Kết quả nghiên cứu cho thấy, trứng ngỗng có 13,5% chất protein, 13,2% lipid, 0,33mg% vitamin A, 0,10mg% vitamin B1, 0,30mg% vitamin B2, 0,1mg% vitamin PP… So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn (tỷ lệ protein trong trứng gà toàn phần là 14,8%) nhưng lại có lượng lipid cao hơn (tỷ lệ lipid trong trứng gà là 11,6%).
  • Hàm lượng các vitamin trong trứng ngỗng cũng thua trứng gà, đặc biệt là vitamin A rất cần cho phụ nữ có thai. Hàm lượng vitamin A trong trứng ngỗng chỉ bằng một nửa so với trứng gà (0,33mg% so với 0,70mg% trong trứng gà).
  • Mặt khác, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid là những chất không có lợi cho sức khỏe phụ nữ có thai. Chị em có thể bị béo phì và mắc chứng cholesterol máu cao nếu lạm dụng những thực phẩm giàu lipid và cholesterol như trứng ngỗng.

Các mẹ cũng cần biết rằng việc ăn uống khoa học, cân bằng mới là quan trọng. Mẹ bầu có thể bổ sung trứng gà, trứng ngỗng, trứng chim cút vào thực đơn mỗi ngày tuy nhiên cần ăn ở mức độ vừa phải, với trứng gà là 3-4 quả 1 tuần, trứng ngỗng chỉ nên ăn 1-2 quả/tuần. Mẹ đừng bao giờ ép mình ăn nếu cơ thể không có nhu cầu.

Theo kinh nghiệm dân gian thì mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 là có thể bắt đầu ăn trứng ngỗng được rồi nhé! Mẹ nên ăn trứng ngỗng vào ban ngày, không nên ăn vào sáng sớm hoặc ăn vào buổi tối vì trứng ngỗng chứa nhiều protein, có thể gây khó tiêu. Nếu ngán mẹ bầu có thể chia trứng ngỗng ra ăn 2-3 lần cho đỡ ngán.

Hiện nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh ăn trứng ngỗng sẽ sinh con thông minh hơn. Trẻ em thông minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng của người mẹ, bổ sung viên sắt/acid folic trong thời gian mang thai, yếu tố di truyền, môi trường sống và giáo dục sau này… chứ không phụ thuộc vào ăn nhiều trứng ngỗng hay không.

ba-bau-an-trung-ngong

Ăn trứng ngỗng từ tháng thứ 4 trở đi, tối đa 2 trứng/ tuần, không ăn vào buổi sáng, buổi tối, có thể ăn thường xuyên nếu không ngấy vì trứng giàu protein.

Ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào là tốt nhất?

Mỗi loại thực phẩm chỉ nên ăn 3 lần/tuần, phụ nữ mang thai không nên lạm dụng ăn trứng ngỗng, vì giá thành đắt, khó khăn, khó tiêu. Tuy nhiên nếu bồi bổ bằng trứng gà cùng với chế độ ăn hàng ngày hợp lý cũng đã cung cấp đủ các thành phần dinh dưỡng cho thai phụ.

Nếu mẹ bầu bị mắc bệnh gan, mỡ máu, bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường… thì không nên ăn trứng.

Để lựa được trứng tốt, không nhiễm bệnh hay hư hỏng mẹ bầu có thể áp dụng các cách sau:

  • Cho trứng vào dung dịch muối 10%. Nếu trứng chìm xuống là trứng mới, nếu trứng nổi lên mặt nước là trứng đã đẻ quá 5 ngày.
  • Mẹ có thể cầm trứng và lắc nhẹ. Nếu trứng mới khi lắc sẽ không kêu, ngược lại trứng cũ khi lắc sẽ có tiếng lục cục.
  • Một cách nữa là mẹ có thể soi trứng dưới nguồn sáng như mặt trời hoặc ánh sáng điện. Nếu trứng có màu hồng, trong suốt với chấm hồng, túi khí, là trứng tốt. Nếu trứng có vết máu hay vật lạ khác thì không an toàn nhé!

Như vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn trứng ngỗng 2 lần/tuần vì trứng ngỗng cũng có lượng cholesterol cao, hơn nữa trứng ngỗng có giá thành khá đắt đỏ và khó tiêu. Khi mang thai mẹ bầu không nhất thiết phải ăn trứng ngỗng mẹ có thể chọn trứng gà sẽ tốt hơn vì thành phần dinh dưỡng trong trứng gà cao và dễ ăn hơn mà lại khá rẻ.

tu khoa

  • ăn trứng ngỗng vào thời điểm nào là tốt nhất
  • ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy
  • bà bầu có nên ăn trứng ngỗng
  • bà bầu ăn trứng ngỗng có tác dụng gì
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter