Bà bầu bị đầy bụng ợ chua, ợ nóng phải làm sao?

5 cách giảm đầy bụng, ợ chua, ợ nóng an toàn cho bà bầu và rất đơn giản như: chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn, khi nằm các mẹ bầu nên gối đầu ở tư thế cao hơn,… mẹ bầu có thể tham khảo với các thông tin chi tiết bên dưới.

5 cách giảm đầy bụng, ợ chua, ợ nóng an toàn cho bà bầu và rất đơn giản như: chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn, khi nằm các mẹ bầu nên gối đầu ở tư thế cao hơn,… mẹ bầu có thể tham khảo với các thông tin chi tiết bên dưới.

Bà bầu bị đầy bụng ợ hơi nhiều do đâu?

Trong suốt thai kỳ, rất nhiều chị em thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi. Nó còn đi kèm với ợ hơi, khó tiêu, nên khiến họ ăn không ngon, mệt mỏi và khó chịu.

Khi mẹ mang thai, hormone làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa, gồm cả van thực quản. Điều này cho phép axit dạ dày dễ trào ngược lên thực quản, nhất là khi nằm. Ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn trong quý II – III của thai kỳ vì bào thai lớn, chèn ép vào dạ dày mẹ. Thỉnh thoảng, thức ăn bị đẩy ngược lên thực quản.

ba-bau-bi-day-bung-o-chua-o-nong

Ngoài ra, hệ tiêu hóa ở bà bầu có thể yếu đi. Những yếu tố đó dẫn tới khó tiêu, khiến người mẹ luôn bị đầy và thậm chí, đau bụng.

5 cách chữa đầy hơi khó tiêu ở bà bầu

Trong những tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu khổ sở vì ốm nghén và đầy hơi, nên không muốn ăn gì. Làm sao để xử lý chứng đầy hơi khó chịu này? Đây là vấn đề mà nhiều phụ nữ quan tâm.

Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.

Nếu bạn biết trước mình thường gặp triệu chứng khó tiêu, bạn có thể chuẩn bị đồ uống này trước khi ăn. Pha một muỗng nước cốt chanh vào ly nước ấm và uống trước bữa ăn sẽ ngăn ngừa chứng đầy bụng vì chanh hỗ trợ thêm axit cho dạ dày. Ngoài ra, chanh còn giúp chống lại vi khuẩn trong thức ăn.

Một nguyên nhân gây ra chứng đầy hơi là bạn nuốt quá nhiều không khí. Nên ăn và uống chậm rãi, điều khiển được cách ăn uống, bạn sẽ hạn chế được việc nuốt phải không khí. Mặt khác, bạn nên nghe lời mẹ của mình về việc ăn cái gì và không nên ăn cái gì để giảm đầy hơi, ăn uống khó tiêu, ợ chua.

Không nên dồn vào 3 bữa mỗi ngày; chia nhỏ bữa ăn để giảm chứng đầy hơi thai kỳ là lời khuyên từ chuyên gia của chúng tôi. Mọi thức ăn đều phải nhai thật kỹ, chậm rãi, khi ăn nên ngồi một chỗ yên tĩnh. Vừa ăn, vừa uống cũng không tốt cho dạ dày của mẹ; nên uống nước trước hoặc sau khi ăn mới khoa học Bà bầu bị ho sổ mũi uống thuốc gì tốt nhất?

Rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai thường xuyên mặc quần áo chật, hay ăn trước khi ngủ và tắm bằng nước lạnh.

Những thói quen này đã trực tiếp gây ra chứng đầy bụng khi mang thai ở chị em phụ nữ. Do đó, để tình trạng bệnh được cải thiện, các mẹ bầu phải thay đổi những thói quen không tốt.

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng cho các mẹ bầu chính là tư thế nằm thấp, khiến hệ tiêu hóa làm việc căng thẳng hơn, gây ức chế cho phần bụng. Vì vậy, các mẹ bầu nên gối đầu ở tư thế cao hơn, như vậy sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng đầy bụng, giúp hệ lưu thông máu được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

Ớt giúp kích thích cảm giác ngon miệng, giúp nhanh chóng tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, ăn cay nhiều quá không tốt, đặc biệt là lúc dạ dày trống rỗng. Mẹ bầu nên ăn kèm với các bữa mặn chính trong ngày để kích thích cơ quan vị giác nhé.

Hành vị cay, tính bình, không độc, giúp hoạt huyết, kích thích ra mồ hôi, lợi tiểu, giúp tăng sự bài tiết, ngăn ngừa vi trùng đường ruột. Mẹ bầu ăn canh, món xào hay hấp, có thể bỏ thêm hành để giảm bớt sự khó chịu do đầy bụng gây ra.

Củ cải có vị ngọt, tính bình, giúp chữa rối loạn tiêu hóa, tức ngực, trướng bụng. Ngoài chế biến làm thức ăn, bạn có thể nấu nước uống từ củ hoặc lá của củ cải để giảm đầy bụng.

Gừng là vị thuốc tự nhiên rất thân thiện với hệ tiêu hóa, giúp cải thiện chứng kém ăn, khó tiêu, đau bụng. Mẹ bầu có thể dùng gừng chế biến với thức ăn, hoặc xắt lát mỏng để pha nước uống.

Hạt tiêu đen kích thích dạ dày tiết a-xít hydrochloric, chất giúp tiêu hóa các protein và nhiều thành phần khó tiêu khác trong dạ dày. Thiếu a-xít này, thức ăn bị tồn đọng, không được tiêu hóa hết, gây ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi.

Tía tô dùng để sắc nước uống cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, đặc biệt với hiện tượng khó tiêu.

Thực phẩm cần tránh khi mang thai

Những loại thực phẩm, hoa quả quá chua và cay là thủ phạm khiến dạ dày “mệt mỏi”, dẫn đến chướng bụng, ợ hơi.

Các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh (fast food), thịt hun khói,… cũng khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Các mẹ nên hạn chế ăn những món này.

Đồ uống có gas (như nước ngọt, nước tăng lực…) dẫn đến ợ hơi và đầy bụng. Chúng cũng không tốt cho sức khỏe phụ nữ mang thai nên bạn cần hạn chế.

Nhiều người khó hấp thu lactose trong các sản phẩm từ sữa (sữa tươi, sữa bầu, pho mai, bơ, sữa chua…) và hậu quả là dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Để tránh tình trạng này, bạn hãy chia nhỏ lượng sữa và các chế phẩm từ sữa ra làm nhiều lần, không nên ăn hoặc uống hết chúng trong một lần.

Các loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, hành muối… sẽ làm tăng axit trong dạ dày, khiến chứng đầy bụng, ợ hơi trở nên trầm trọng hơn. Bạn cũng cần tránh kẹo cao su vì khi ăn loại kẹo này, bạn vô tình nuốt rất nhiều không khí dẫn đến đầy hơi, ợ hơi.

Tóm lại, do sự thay đổi cơ thể khi mang thai, các mẹ bầu thường xuyên bị “làm phiền” bởi chứng ợ chua, ợ nóng. Để giảm cảm giác khó chịu này, mẹ bầu có thể thử áp dụng một số cách trên sẽ rất hiệu nghiệm đấy nhé! Chúc các mẹ thành công và khỏe mạnh.

Từ khóa liên quan:

  • cach chua day bung cho tre so sinh 
  • huong dan chua day bung khi mang thai
  • meo giup tri day bung o chua
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter