Bị mèo cắn, mèo cào chảy máu phải làm sao?

Người bị mèo cắn, mèo cào chảy máu cần phải dùng xà phòng rửa sạch vết thương dưới vòi nước sau đó dùng cồn 70 độ hoặc dung dịch cồn iod sát trùng và đến cơ sở y tế để được thăm khám tiêm vacxin phòng dại kịp thời.

Người bị mèo cắn, mèo cào chảy máu cần phải dùng xà phòng rửa sạch vết thương dưới vòi nước sau đó dùng cồn 70 độ hoặc dung dịch cồn iod sát trùng và đến cơ sở y tế để được thăm khám tiêm vacxin phòng dại kịp thời.

Bị mèo cắn, mèo cào chảy máu có nguy hiểm không?

Mèo là động vật thông minh vừa nuôi để làm cảnh vừa loại trừ lũ chuột. Tuy nhiên mèo lại chứa rất nhiều vi khuẩn, vi rút gây hại cho sức khỏe của con người. Thông thường các vi rút, vi khuẩn từ mèo sẽ theo nước bọt xâm nhập và tấn công vào cơ thể. Đặc biệt với những vết hở ở trên da sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

Bệnh mèo cắn, mèo cào là một bệnh nhiễm vi khuẩn Bartonella henselae, từ các vết trầy xước do mèo cào, hoặc tiếp xúc với nước bọt do mèo liếm. Vi khuẩn này có ở miệng và móng vuốt của mèo, không gây nguy hiểm cho mèo nhưng lại gây nguy hại khi xâm nhập vào cơ thể con người.

Triệu chứng ban đầu là chỗ vết xước xuất hiện vết viêm đỏ hoặc nốt sần, kích thước từ 1-1,5cm, sờ vào thấy đau và chắc. Kèm theo đó là hạch sẽ nổi ở nách, bẹn hay cổ. Nếu bị mèo cào vào mắt có thể gây u, viêm kết mạc, sưng hạch ở cổ. Bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng như viêm não, viêm phổi, giảm tiểu cầu, viêm tủy xương, viêm gan.

Vì vậy nếu không may bị mèo cắn, mèo cào chảy máu bạn cần có biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lây bệnh dại hoặc có thể gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là nguy hại đến tính mạng.

Bị mèo cắn, mèo cào chảy máu cần phải làm gì?

Bị mèo cắn chảy máu có sao không? Điều này rất khó trả lời vì chúng ta không biết chính xác con mèo đó có bị bệnh hay không. Vì vậy để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra chúng ta cần có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Dùng xà phòng rửa sạch vết thương ngay khi bị mèo cắn dưới vòi nước xả thật mạnh.
  • Trong khoảng 10 đến 15 phút đầu bị mèo cắn hãy cứ rửa vết thương và không nên cầm máu.
  • Dùng cồn 70 độ hoặc dung dịch cồn iod sát trùng vết thương. Ngoài ra cũng có thể lựa chọn giải pháp là bôi thuốc khử trùng lên vết thương.
  • Uống kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn và tiến hành băng vết thương nhẹ nhàng.

bi-meo-can-chay-mau

  • Đưa ngay người bị mèo cắn đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Bác sĩ sẽ kiểm tra và quyết định xem có nên tiêm phòng ngừa uốn ván, tiêm vắc xin dại cũng như kháng huyết thanh bệnh dại hay không?
  • Tốt nhất nên đưa người bị mèo cắn đến gặp bác sĩ trong vòng 48h để được điều trị tốt nhất. Nếu để lâu quá việc tiêm phòng sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.
  • Sau khi về nhà, bên cạnh theo dõi sức khỏe người bị cắn, việc theo dõi con mèo đã cắn bạn cũng là điều hết sức cần thiết. Theo dõi trong vòng từ 10-14 ngày xem chúng có những biểu hiện của bệnh dại như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, chết trong vòng 7-10 ngày…thì khả năng mèo bị dại là rất cao.
  • Nếu mèo chết, phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo vắc-xin chống lại bệnh hiệu quả. Trường hợp của bạn không theo dõi được con mèo nên không biết mèo có dại hay không. Để chắc chắn bạn nên tiêm phòng là yên tâm nhất. Bạn nên tiêm càng sớm càng tốt.

Như vậy qua đây các bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi bị mèo cắn chảy máu có sao không và cách xử lý. Hi vọng bài viết thật sự hữu ích và giúp các bạn xử lý nhanh chóng, hiệu quả, tránh để những điều đáng tiếc xảy ra.

Từ khóa liên quan:

  • bị mèo cắn nhẹ có sao không
  • mèo cắn bị sưng
  • bị mèo cắn kiêng ăn gì
  • bị mèo cào có sao không
  • bị mèo cào nhẹ có sao không
  • chích ngừa mèo cắn bao nhiêu tiền
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter