Kinh nghiệm khám bệnh đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai làm việc thứ 2 đến thứ 7, chuyên khám và điều trị: đái tháo đường, hạ đường huyết, suy giáp, viêm tuyến giáp, nang tuyến giáp, suy tuyến yên, đái tháo nhạt, rối loạn mỡ máu,… với kinh nghiệm đi khám nội tiết, đái tháo đường được chia sẻ bên dưới.

Khoa Nội tiết – Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai làm việc thứ 2 đến thứ 7, chuyên khám và điều trị: đái tháo đường, hạ đường huyết, suy giáp, viêm tuyến giáp, nang tuyến giáp, suy tuyến yên, đái tháo nhạt, rối loạn mỡ máu,… với kinh nghiệm đi khám nội tiết, đái tháo đường được chia sẻ bên dưới.

Trước đây khoa có tên là Khoa Nội tiết, là tuyến cuối khám và điều trị bệnh nhân nội tiết và đái tháo đường từ tuyến dưới gửi lên. Do tình hình bệnh đái tháo đường (tiểu đường) ngày càng gia tăng, bệnh đái tháo đường đã trở thành mũi nhọn trong chuyên ngành Nội tiết. Chính vì thế khoa đã đổi tên thành Khoa Nội tiết – Đái tháo đường.

kham-benh-dai-thao-duong-benh-vien-bach-mai

Đây là đơn vị chuyên khoa đầu ngành về bệnh nội tiết, chuyển hóa nói chung và cụ thể là bệnh đái tháo đường. Hàng năm điều trị nội trú trung bình cho 15.000 lượt bệnh nhân. Khám và điều trị ngoại trú trung bình 60.000 lượt bệnh nhân, trong đó bệnh nhân đái tháo đường chiếm 3/4.

  • Địa chỉ BV Bạch Mai: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Khoa nội tiết: Tầng 6 nhà P (tòa nhà Việt Nhật) – Bệnh viện Bạch Mai. Tòa nhà Việt Nhật nằm ngay cổng 78 Giải Phóng đi vào, ở cạnh tòa nhà 21 tầng.
  • Điện thoại: 0243 8693 731
  • Email: khoanoitietbvbm@yahoo.com

Nếu đi xe máy thì bạn nên đi vào cổng 78 Giải Phóng, rẽ phải để đến khu gửi xe máy.  Nếu đi ô tô thì bạn nên đi vào từ cổng số 3 ở đường Phương Mai (gần Bệnh viện Da liễu), đi thẳng vào và nhìn phía bên trái có khu gửi xe ô tô.

  • Khoa làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, riêng chủ nhật nghỉ.
  • Buổi sáng từ 7h30-11h30, chiều từ 13h30-16h.

Lưu ý: Người bệnh muốn khám, tái khám, tư vấn có thể đến khám trực tiếp tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường ở tầng 6 tòa nhà Việt Nhật. Tại đây có phòng khám dành cho bệnh nhân đến khám và tái khám.

kham-benh-dai-thao-duong-benh-vien-bach-mai

  • Khám, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân thuộc chuyên khoa nội tiết: đái tháo đường, hạ đường huyết, suy giáp, viêm tuyến giáp, nang tuyến giáp, cường suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, suy tuyến yên, đái tháo nhạt, rối loạn mỡ máu…
  • Chẩn đoán sớm và hướng dẫn dự phòng các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
  • Thăm khám và phát hiện sớm các tổn thương bàn chân, điều trị các vết loét và dự phòng cắt cụt chi ở các bệnh nhân đái tháo đường.
  • Sàng lọc, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nội tiết trong thai kỳ.
  • Thực hiện các kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp, tuyến yên và tuyến thượng thận.
  • Lắp máy theo dõi đường huyết liên tục và bơm insulin cho các bệnh nhân đái tháo đường.
  • Khoa thường xuyên tổ chức giáo dục cho bệnh nhân đái tháo đường các kiến thức về bệnh, tự theo dõi chế độ ăn, luyện tập…
  • Tùy theo tình trạng của bạn mà nên khám chữa ở đâu cho thuận tiện nhất. Hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến dưới đã có chuyên khoa Nội tiết (hoặc có các bác sĩ chuyên về Nội tiết).
  • Nếu bạn ở xa Hà Nội thì cũng nên xem xét đi khám ở các bệnh viện tuyến địa phương trước, vừa thuận tiện cho việc đi lại, chăm sóc, đối với bệnh nhân có BHYT lại được hưởng bảo hiểm đúng tuyến.
  • Nhưng nếu đã đi khám chữa ở tuyến dưới nhưng không tìm ra bệnh, bệnh chữa lâu ngày không có tiến triển gì, hoặc khi bạn muốn được khám ở tuyến trên để yên tâm hơn thì có thể tìm đến Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai.
  • Đây được xem là bệnh viện tuyến cuối, tuyến cao nhất cả nước. Nhìn chung thì các bệnh về chuyên khoa Nội tiết dù nặng hay nhẹ đều có thể điều trị tại Khoa Nội tiết – Bệnh viện Bạch Mai được.

Theo đó, nếu bạn đang gặp phải các vấn đề, các bệnh dưới đây thì có thể đi khám tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai:

  • Bệnh đái tháo đường
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Hạ đường huyết
  • Bướu nhân, nang tuyến giáp
  • Cường chức năng tuyến giáp và bệnh Basedow
  • Giảm năng tuyến giáp (suy giáp)
  • Viêm tuyến giáp
  • Suy tuyến thượng thận
  • Hội chứng Conn
  • Hội chứng Cushing
  • U tủy thượng thận
  • Suy tuyến yên
  • Đái tháo nhạt
  • Rối loạn mỡ máu

Kinh nghiệm đi khám tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai

  • Để tránh tình trạng chờ đợi lâu, bạn nên đến từ sớm để lấy số và đăng ký khám. Khoa thường phát sỗ khám khoảng 6h30 sáng. Tốt nhất là nên đi khám trong buổi sáng để có kết quả xét nghiệm, kiểm tra ngay trong ngày.
  • Nếu sức khỏe của bạn không được tốt, thì nên nhờ người thân đến xếp hàng lấy số trước, khi nào gần đến lượt thì bạn đến sau.
  • Khoa Nội tiết – Đái tháo đường nằm ở khu nhà Việt Nhật khá khang trang, rộng rãi, vệ sinh ở mức trung bình.
  • Ở đây có phòng tư vấn dinh dưỡng. Nếu đã có kết quả khám, đã được chẩn đoán bệnh và muốn các bác sĩ, chuyên gia tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý thì bạn có thể đăng ký với nhân viên.

Đi khám nội tiết thường phải làm một số xét nghiệm điển hình, do vậy, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau để kết quả xét nghiệm được chính xác:

  • Không uống cà phê trước khi xét nghiệm máu. Uống cà phê hoặc các loại đồ uống có chứa caffein khác ví dụ như đồ uống năng lượng hoặc cola trong vòng 1 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm máu có thể sẽ làm kết quả xét nghiệm máu bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Không ăn bữa ăn giàu chất béo trước khi xét nghiệm máu. Ăn một bữa ăn lớn, giàu chất béo một cách bất thường có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm của bạn. Thậm chí, trước khi làm xét nghiệm, bạn nên nhịn ăn.
  • Nếu bạn muốn đo lường cả lượng cholesterol (mỡ máu) thì tốt nhất, bạn không nên ăn bất cứ thứ gì có chứa calo trong vòng 8-10 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm, bởi lượng đường huyết cũng như chỉ số một loại chất béo trong máu có thể sẽ tăng lên một chút sau khi bạn ăn.
  • Nên uống nhiều nước trước khi đi khám;
  • Không nên uống thuốc cảm trước khi đi khám (nếu được). Nếu bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi và thấy rằng mình cần phải uống thuốc, thì bạn vẫn có thể uống thuốc. Nhưng, hãy cho bác sĩ biết tên thuốc mà bạn đã uống để bác sĩ có thể tính đến những tác dụng phụ mà loại thuốc bạn dùng có thể gây ra.

Hi vọng một số thông tin trên phần nào giúp quá trình khám chữa bệnh tại Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai được hiệu quả hơn.

Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường 5,8 triệu, mổ lấy thai lần đầu: 10 triệu đồng, mổ lấy thai lần 2 trở lên: 10.2 triệu đồng. Gói sinh dịch vụ Khu B hoặc C: sinh thường 5,5tr, mổ lấy thai...

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter