Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Người bị mụn nhọt, mụn trứng cá, mụn đinh râu, mụn nhọt nói chung nên kiêng đồ ăn chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ngọt,… vì các loại thực phẩm này làm cơ thể tiết nhiều dầu hơn, làm bít lỗ chân lông khiến vết mụn dễ viêm nhiễm, lâu lành.
Người bị mụn nhọt, mụn trứng cá, mụn đinh râu, mụn nhọt nói chung nên kiêng đồ ăn chiên xào, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ngọt,… vì các loại thực phẩm này làm cơ thể tiết nhiều dầu hơn, làm bít lỗ chân lông khiến vết mụn dễ viêm nhiễm, lâu lành.
Mụn trứng cá là một loại chứng viêm nhiễm mạn tính tuyến mô da và nang lông, một bệnh về da mang tính thường thấy ở nam nữ tuổi thanh xuân. Chủ yếu do sự thành thực tuyến tính ở kỳ phát dục tuổi thanh xuân, nội phân tiết gia tăng, kích tố dục tính mất cân đối.
Sự phát triển của tuyến mỡ da và sự phân tiết mỡ ở da chịu sự chi phối trực tiếp của hoóc môn giới tính khiến lượng mỡ phân tiết quá nhiều và lớp da nang lông tăng lên, bít chặt các lỗ chân lông, trên cơ sở đó có đi kèm với viêm nhiễm khuẩn dẫn đến phản ứng viêm xung quanh nang lông ở những mức độ khác nhau.
Trung y cho rằng bệnh phần nhiều là do phế vị tích nhiệt, tích tụ lại trên da gây nên; ăn uống không đều, ăn nhiều các chất béo ngọt, cay, kích thích làm chức năng dạ dày, đường ruột hư tổn, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh.
Đối với người bị mụn nhọt, để giúp quá trình điều trị nhanh khỏi cũng như tránh làm mưng mủ, vỡ mủ hay khiến mụn nhọt tái phát, bạn cần kiêng ăn các thực phẩm sau đây:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ không những gây ra bệnh về tim mạch, béo phì, huyết áp cao…mà còn khiến khuôn mặt bạn trở nên kém xinh khi mụn bọc xuất hiện.
Khi ăn đồ dầu mỡ, làn da bạn sẽ kích thích tăng bã nhờn và mồ hôi, khiến lỗ chân lông bít kín gây viêm nang lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị mụn bọc.
Bánh, kẹo, nước ngọt,… là những thực phẩm bạn nên hạn chế tiêu thụ. Bởi lượng đường có trong những loại đồ uống và thực phẩm này rất cao, khi được cơ thể hấp thụ sẽ khiến bã nhờn tăng tiết nhiều hơn.
Đồ ăn nhanh hay đồ hộp là những thực phẩm có chứa nhiều chất béo và chất bảo quản. Do đó, với làn da nhạy cảm, khi gặp phải đồ ăn có chứa chất bảo quản sẽ gây ra dị ứng. Do đó, để mụn bọc không ghé thăm, bạn nên loại nguồn thực phẩm này ra khỏi bữa ăn hàng ngày.
Đối với người bị mụn nhọt thì những thức ăn cay nóng được xem là thực phẩm đứng đầu danh sách nên kiêng. Sử dụng những đồ ăn cay nóng này sẽ càng làm kích thích nổi mụn, tình trạng sưng viêm nặng nề hơn, cơ thể cũng dễ bị táo bón.
Những thực phẩm cay nóng người bị mụn nhọt nên kiêng được kể đến như: Hành tiêu, tỏi, ớt, các loại trái cây tươi có tính nhiệt như chôm chôm, nhãn lồng, sầu riêng, vải thiều, măng cụt; các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc.
Đa số mụn nhọt sẽ tự khỏi và có thể tác động để đẩy nhanh quá trình bằng cách đặt một cái khăn ấm sạch lên trên mụn nhọt trong vài phút rồi lặp lại 3-4 lần trong ngày.
Khi mụn nhọt mưng mủ, nên lau sạch và vệ sinh bằng chất khử trùng như Betadine rồi băng lại bằng một miếng gạc vô trùng. Vệ sinh sạch sẽ và tránh không để dính sang những bộ phận khác của cơ thể. Để ngăn chặn tình trạng lây lan của mụn nhọt, cần thay băng thường xuyên và bỏ vào thùng rác ngay sau khi dùng xong.
Vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau khi chạm vào mụn nhọt, nhất là khi mụn nhọt bị vỡ ra. Cho người bệnh dùng khăn lau mặt riêng, đồng thời thường xuyên giặt khăn lau mặt, khăn tắm ở nhiệt độ cao.
Nếu tình trạng mụn nhọt không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 2 tuần, nên đi khám tại cơ sở y tế để có hướng điều trị thích hợp.
Trong trường hợp mụn nhọt kéo dài hay sưng to thì có thể người bệnh đã bị viêm tế bào. Điều này là do tình trạng nhiễm trùng đã xâm nhập vào lớp da sâu hơn và sẽ cần dùng đến kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để điều trị.
Không nên tùy tiện uống kháng sinh khi nổi mụn nhọt. Việc uống kháng sinh hay không, liều lượng thế nào cần theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã được khám.
Không nên kỳ cọ quá mạnh khi tắm rửa, gội đầu, làm các mụn nhọt vỡ ra. Không tự ý nặn khi mụn nhọt còn “non”. Việc nặn mụn nhọt nên được thực hiện trong môi trường vô trùng ở bệnh viện. Không dùng kim chích nhọt, không đắp cao, đắp lá thuốc trên mụn nhọt đã vỡ.
Trên đây là danh sách những thực phẩm người bị mụn nhọt nên kiêng ăn và cách xử lý mụn nhọt để không bị nhiễm trùng. Mọi người có thể tham khảo và tạo cho mình một thực đơn phù hợp nhất, tốt nhất khi không may bị nổi mụn nhé!
tu khoa
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...
Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...
Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...
Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...