Cân nặng của bà bầu theo tháng chuẩn nhất

Tham khảo mức tăng cân của bà bầu trong: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa & 3 tháng cuối, công thức tính chỉ số BMI của bà bầu & chiều cao, cân nặng của thai nhi theo tuần chuẩn dành cho phụ nữ Việt Nam.

Tham khảo mức tăng cân của bà bầu trong: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa & 3 tháng cuối, công thức tính chỉ số BMI của bà bầu & chiều cao, cân nặng của thai nhi theo tuần chuẩn dành cho phụ nữ Việt Nam.

Mức tăng cân của bà bầu theo tháng chuẩn nhất

Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ (từ sau kỳ kinh nguyệt cuối), bạn nên tăng khoảng 450-700g mỗi tháng và khoảng 1,5 – 2,5kg trong cả giai đoạn.

Bạn cần thêm 200 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với 1 ly sữa không béo và 2 lát thịt ức gà). Với bé, thai nhi đến tuần thứ 12 sẽ có cân nặng khoảng 18g và dài 6,5cm.

Hầu hết các mẹ chưa cảm nhận được sự thay đổi nhiều về trọng lượng của bé, hãy bổ sung đều đặn chất béo, đạm, vitamin, khoáng chất… bình thường. Đừng dồn ép cơ thể bằng việc nạp quá nhiều và quá sớm các dưỡng chất này ở tam cá nguyệt đầu tiên.

Trong 13 tuần tiếp theo (từ tuần thứ 13 đến 25) của thai kỳ, mẹ cần tăng khoảng 450g mỗi tuần và khoảng từ 5 – 6,5kg trong cả giai đoạn.

Bạn sẽ cần thêm 300 calo mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường (tương đương với một ly sinh tố cam – cà rốt và một hộp sữa chua trái cây).

Chỉ số cơ thể của thai nhi trong ba tháng giữa có xu hướng tăng từ từ theo từng tuần rõ rệt. Thông thường đến khoảng tuần 24, thai nhi sẽ nặng khoảng 573g và dài 33cm.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho đợt vượt cạn, hãy bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu năng lượng như thịt gà, thịt động vật, cá, và thực phẩm giàu carbohydrate như mì ống, gạo và ngũ cốc để giúp dự trữ năng lượng cũng như khả năng chịu đau của thai phụ.

Trong tam cá nguyệt cuối cùng, từ tuần thứ 26 trở đi, sự thèm ăn của thai phụ đa phần tăng lên, nhưng nếu bạn bị ợ nóng hoặc cảm thấy đầy bụng thì nên chia nhỏ bữa ăn và ăn thường xuyên.

Trọng lượng của mẹ ở tuần 28 sẽ tăng khoảng 9kg và ở tuần 36-38 là 12 -13kg (so với cân nặng trước khi mang thai). Cân nặng lý tưởng khi mang bầu thường là ở mốc này vì nếu bạn giữ được mức dưới 13kg thì sau khi sinh bé, bạn sẽ dễ trở về với trọng lượng ban đầu nhất.

Tuần 40-41, đa phần các thai phụ bị sụt cân một chút nhưng không đáng kể, đây là giai đoạn chuẩn bị lâm bồn.

Bà bầu tăng bao nhiêu cân trong 9 tháng thai kỳ là tốt nhất?

can-nang-cua-ba-bau-theo-thang

Mang thai là thời gian mà bạn có thể tăng cân khá nhiều. Tuy nhiên, bạn cần tăng cân chậm và có kiểm soát trong suốt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe và cả vóc dáng sau sinh của mình;

Hơn nữa, việc tăng quá nhiều hay quá ít cân cũng có ảnh hưởng nhất định đến thai nhi trong bụng mẹ. Tùy theo tình trạng cân nặng trước khi mang thai, những con số dưới đây chính là số cân nặng lý tưởng mà bạn cần tăng thêm trong suốt thai kỳ:

  • Nếu bạn quá gầy và thiếu cân (BMI < 18), bạn cần tăng thêm 12-18kg trong suốt thai kỳ.
  • Nếu bạn có cân nặng bình thường (18 < BMI < 25), bạn cần tăng thêm 11-16kg trong suốt thai kỳ.
  • Nếu bạn đã thừa cân hoặc béo phì (BMI > 25), bạn chỉ cần tăng thêm 7-11kg, trong đó người béo phì chỉ nên tăng khoảng 7kg trong suốt thai kỳ.
  • Nếu bạn mang thai đôi, bạn cần tăng thêm 16-20kg trong suốt thai kỳ.

Trọng lượng tăng thêm trong thai kỳ gồm những gì?

Bạn có bao giờ thắc mắc phần trọng lượng tăng thêm trong thai kỳ gồm những gì trong khi em bé ra đời chỉ nặng khoảng 3,5kg?

 

  • Em bé: 2,7 – 3,6kg.
  • Nhau thai: 450 – 900g.
  • Trữ lượng chất lỏng tăng thêm: 0,9 – 1,3kg.
  • Trữ lượng máu tăng thêm: 1,3 – 1,8kg.
  • Nước ối: 900g.
  • Tử cung nở lớn: 900g.
  • Ngực nở lớn: 450 – 900g.
  • Dự trữ mỡ và đạm (quan trọng cho giai đoạn cho bú): 2,7 – 3,6kg.

Bà bầu ăn gì để tăng cân nhanh?

Mức tăng cân của bà mẹ khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của trẻ khi sinh. Chỉ số này thấp dẫn đến nguy cơ đẻ con cân nặng dưới 2.500 g (đẻ non hoặc suy dinh dưỡng bào thai). Mức tăng cân phụ thuộc vào chế độ ăn uống, lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ và tình trạng dinh dưỡng của mẹ trước khi có thai.

Trong suốt thai kỳ, người mẹ cần tăng 10-12 kg. Trong đó, ba tháng đầu tăng 1 kg, ba tháng giữa tăng 5-6 kg và ba tháng cuối tăng 4-5 kg.

Ăn đủ Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.

Bổ sung các loại vitamin như vitamin B1, B6, vitamin E sắt, folate, canxi… theo chỉ dẫn.

Ăn đủ chất và ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt nên ăn nhiều là trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt, và các thực phẩm giàu protein. Ăn 4-5 bữa mỗi ngày để đảm bảo thai nhi trong bụng nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên. Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái, tránh stress cũng giúp giảm nguy cơ thai nhi nhẹ cân.

Không phải vì bạn thừa cân mà em bé đủ chất dinh dưỡng nhé, hãy có một chế độ ăn riêng và nghiêm ngặt để mẹ bầu không bị thừa cân nhưng em bé vẫn đầy đủ các vị chất dinh dưỡng và phát triển toàn diện.

Mẹ bầu thừa cân nên lưu ý những điều sau để đưa mức cân nặng của bà bầu về hợp lý hơn vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi:

Sử dụng nhật ký dinh dưỡng thai kỳ theo dõi lượng thực phẩm và dưỡng chất bạn đã nạp vào cơ thể để chắc rằng bạn đã nạp đủ dưỡng chất yêu cầu. Nó cũng rất hữu dụng để bạn theo dõi tâm trạng và mức độ đói của bạn. Từ đó, bạn có thể chỉ ra những thứ bạn cần thay đổi trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai của mình.

Chú ý bổ sung axit folic: Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên bổ sung từ 400 đến 800 microgram axit folic mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng khi mang thai. Phụ nữ thừa cân có thể cần lượng axit folic nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn không được dùng liều lượng nhiều hơn được khuyến nghị mà không kiểm tra với bác sĩ trước.

Nên ăn thức ăn chứa protein trong mỗi bữa ăn chính và phụ và tránh những thức ăn chứa đường tinh luyện hoặc bột trắng. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định và bạn không bị đói.

Ưu tiên dầu ô liu: Chọn những chất béo chưa bão hòa tốt như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu phộng thay cho những chất béo đã bão hòa hoặc đã hydro hóa như mỡ động vật, dầu dừa, bơ.

Mức cân nặng cho bà bầu theo tháng bên trên chỉ mang tính tham khảo, không phải đúng 100% nên nếu mẹ bầu nào tăng cân không đủ theo bảng trên cũng đừng quá lo lắng nhé! Có mẹ ăn ít nhưng hấp thụ vào con nhiều, bé vẫn đủ cân nha!

tu khoa

  • thai 5 thang nang bao nhieu gram
  • mang thai thang thu 6 be nang bao nhieu
  • mang thai thang thu 5 em be nang bao nhieu
  • biểu đồ tăng cân của bà bầu
  • bà bầu tăng cân theo từng giai đoạn
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter