Cách chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ mau lành, không bị sẹo

Chăm sóc vết thương hở sau khi mổ, cắt chỉ bằng cách: giữ sạch vết thương, không tiếp xúc ánh sáng, vận động mạnh, không tự ý bôi nghệ, thuốc không theo chỉ định bác sĩ, hạn chế ăn những loại thực phẩm dị ứng như: đồ tanh, trứng, đồ nếp, rau muống,… dễ gây sẹo.

Chăm sóc vết thương hở sau khi mổ, cắt chỉ bằng cách: giữ sạch vết thương, không tiếp xúc ánh sáng, vận động mạnh, không tự ý bôi nghệ, thuốc không theo chỉ định bác sĩ, hạn chế ăn những loại thực phẩm dị ứng như: đồ tanh, trứng, đồ nếp, rau muống,… dễ gây sẹo.

Vết thương sau bao lâu thì cắt chỉ?

Thông thường, sau khi phẫu thuật hoặc khi cắt chỉ vết thương thường sẽ để lại những biến chứng như sẹo. Sẹo gây mất thẩm mỹ và gây ngứa ngáy khó chịu, một số loại sẹo còn gây đau đớn. Vậy, việc trị sẹo sau khi cắt chỉ vết thương như thế nào là tốt nhất?

cham-soc-vet-thuong-sau-khi-cat-chi-mau-lanh-khong-bi-seo

Chỉ khâu vết mổ thường tự tiêu trong khoảng thời gian từ 7 ngày đến 10 ngày. Các loại chỉ không tiêu thì cần cắt chỉ trong khoảng thời gian từ 5 ngày đến 21 ngày (tùy loại phẫu thuật).

Nên liên hệ ngay với bác sĩ nếu chân chỉ gây cho bạn cảm giác đau khó chịu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ như thế nào?

Tùy từng vết khâu, vết mổ phẫu thuật mà chăm sóc theo đúng yêu cầu của bác sĩ, tuy nhiên có những điểm lưu ý chung:

  • Giữ cho vết mổ luôn khô sạch: bạn có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng, không nên thoa các loại kháng sinh không được chỉ định, hay đắp lá trầu, tỏi giã lên vết mổ.
  • Nếu bác sĩ cho phép bạn tắm khi về nhà, bạn nên tắm nhanh, tuy nhiên tránh tắm bằng nước quá nóng, tắm quá lâu hoặc ngâm mình trong bồn tắm, vì điều này làm cho vết mổ bị ướt dẫn đến dễ nhiễm trùng trở lại.
  • Không vận động mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến vết mổ.
  • Tránh để vết mổ tiếp xúc với ánh sáng.
  • Vết mổ có thể băng kín lại nhưng nhớ đảm bảo sạch sẽ, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, hoặc dùng băng vết thương dạng xịt giúp vết thương thông thoáng và mau lành.

Làm sao để vết thương không bị sẹo?

Sẹo là hệ quả của quá trình tự phục hồi, làm liền da ở những vết thương. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là quá trình tăng sinh quá mức số lượng lẫn trật tự các sợi collagen mới thay thế vùng bị tổn thương và kết quả là hình thành sẹo.

Sẹo không giống nhau ở người có cơ địa khác nhau. Cùng nguyên nhân gây sẹo, việc hình thành và đáp ứng thuốc điều trị cũng không giống nhau. Nếu sợi collagen tăng sinh quá mức, sẹo nổi cao hơn gọi là sẹo lồi.

Về mặt dinh dưỡng, y học hiện đại khuyên rằng, trong quá trình chăm sóc vết thương, bệnh nhân nên bổ sung nhiều protein và chất kẽm trong thực đơn để nhanh lành vết thương, ngừa và hạn chế sẹo.

Còn kinh nghiệm dân gian khuyên rằng, việc ăn uống cũng ảnh hưởng tới việc hình thành sẹo, bạn nên hạn chế các thực phẩm như: đồ tanh, trứng, đồ nếp, rau muống…

Tóm lại, việc trị sẹo sau khi cắt chỉ vết thương có liên quan rất lớn tới việc bạn chăm sóc vết thương sau khi cắt chỉ phẫu thuật như thế nào. Mặc dù nó còn tùy vào từng loại phẫu thuật, từng vết khâu khác nhau nhưng bạn nên chủ động quan tâm đến nó để tránh những biến chứng xấu.

Từ khóa liên quan:

  • chăm sóc vết thương lên da non
  • cách chăm sóc vết thương không để lại sẹo
  • cách chăm sóc vết thương hở
  • cách chăm sóc vết thương bị nhiễm trùng
  • cách rửa vết thương bị nhiễm trùng
  • vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter