Có thể chẩn đoán bệnh qua màu nước tiểu không?

Màu sắc nước tiểu có thể cho bạn biết một số thông tin về sức khỏe như: nước tiểu màu vàng nhạt có thể bạn uống quá nhiều vitamin, nước tiểu màu cam do bạn đang dùng thuốc, nước tiểu có màu đỏ là dấu hiệu nguy hiểm, bạn cần đi khám ngay.

Màu sắc nước tiểu có thể cho bạn biết một số thông tin về sức khỏe như: nước tiểu màu vàng nhạt có thể bạn uống quá nhiều vitamin, nước tiểu màu cam do bạn đang dùng thuốc, nước tiểu có màu đỏ là dấu hiệu nguy hiểm, bạn cần đi khám ngay.

Vì sao màu sắc nước tiểu lại phản ánh sức khỏe của bạn?

Chắc hẳn trong chúng ta khi đi vệ sinh thường rất ít khi để ý đến màu sắc của nước tiểu, tuy nhiên các nhà khoa học đã chứng minh rằng, nước tiểu có thể tiết lộ nhiều điều về tình trạng sức khỏe của chủ nhân, thậm chí nó còn báo động căn bệnh nguy hiểm nào đó mà bạn đang mắc phải.

chan-doan-benh-qua-mau-nuoc-tieu

Nước tiểu chính là chất thải, cặn bã sau khi đã giúp cơ thể lọc những chất cặn bã, tạp chất và cần được đào thải  ra ngoài. Nước tiểu khi ở trong cơ thể người là  vô trùng, màu nước tiểu thường chuyển từ hổ phách sang màu vàng nhạt.

Màu sắc của nước tiểu có thể cho bạn biết cơ thể của bạn hiện khỏe mạnh hay đang thiếu nước, thiếu sắt hay thừa đạm không… hay cho biết bạn đang mắc phải một số bệnh lý nào đó.

Màu của nước tiểu nói lên điều gì?

Nước tiểu bình thường thường có mùi hắc nhẹ nhưng không hôi. Trong một số trường hợp thì nước tiểu có thể có mùi do một số loại thức ăn gây ra hoặc do bạn đang sử dụng một số loại thuốc kháng sinh gây nên.

Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì chứng tỏ trong cơ thể bạn đang có những dấu hiệu bất thường. Thông thường nước tiểu sẽ có sự biến đổi theo những màu cơ bản sau:

chan-doan-benh-qua-mau-nuoc-tieu

Có thể lượng vitamin mà bạn đã uống quá dư thừa hoặc cơ thể không hấp thu được. Cách tốt nhất để cơ thể hấp thu được vitamin là ăn nhiều thực phẩm có vitamin thay vì uống các loại thuốc bổ.

Có thể là do bạn đã uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước là tốt nhưng nếu uống quá nhiều thì cũng không nên vì sẽ buộc thận phải hoạt động nhiều để lọc thải nước. Về cơ bản, tổng lượng nước nạp vào cơ thể trong ngày không nên quá 2 lít.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ thể, thời tiết cũng như công việc, sự hoạt động của mỗi người mà lượng nước cần uống cũng khác nhau. Bạn nên ngừng uống nước khi thấy thường xuyên mắc tiểu và phải đi tiểu nhiều lần.

chan-doan-benh-qua-mau-nuoc-tieu

Thông thường điều này chỉ xuất phát từ một nguyên nhân là cơ thể đang thiếu nước. Cần uống nhiều nước hơn, tốt nhất là khoảng 8 ly mỗi ngày.

Có thể do các nguyên nhân sau:

Có máu trong nước tiểu, do thận đang “có vấn đề” hoặc đang bị nhiễm trùng bọng đái (bệnh này thường đi kèm với việc đau lưng hoặc đau vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần liên tục và có dấu hiệu bị sốt). Trong trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ khám ngay.

Ăn những thực phẩm có màu đỏ, hồng hoặc những thứ có phẩm màu nhân tạo, hóa học. Bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng.

Có thể do ảnh hưởng của loại thuốc mà bạn đang dùng. Trường hợp này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy mang theo loại thuốc đang uống đến bác sĩ và hỏi thật chi tiết.

Ăn quá nhiều những thức ăn có màu cam hoặc có phẩm màu hóa học cũng làm nước tiểu chuyển màu cam.

Điều này báo hiệu bạn đang bị ảnh hưởng từ việc uống thuốc hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm có màu xanh, đặc biệt là măng tây hoặc những thức ăn có chứa phẩm màu hóa học màu xanh dương, xanh lá cây.

Nguyên nhân có thể là do bệnh ở gan, đặc biệt là khi kèm theo các dấu hiệu như màu phân nhợt nhạt, da vàng. Cũng có thể do ảnh hưởng từ loại thuốc đang uống.

chan-doan-benh-qua-mau-nuoc-tieu

Dấu hiệu này có thể xuất phát từ các vấn đề sau:

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu: Nếu bạn đang có các triệu chứng như đau lưng, đau vùng bụng dưới, đi tiểu liên tục và sốt, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán đúng căn bệnh.

Sỏi thận : là nguyên nhân phổ biến gây nên các cơn đau. Cần được bác sĩ kiểm tra ngay. Cũng có thể bạn đã ăn quá nhiều măng tây.

Ngoài ra, khi thấy có những triệu chứng bất thường về đường tiểu như nước tiểu rỉ ra khi bạn cười to hoặc bạn phải thường xuyên thức dậy nửa đêm để đi tiểu… (dù không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hay đang mang thai), bạn cũng nên đến bác sĩ ngay để được phát hiện kịp thời những căn bệnh có liên quan đến đường tiểu.

Sẽ có những lúc nước tiểu tạm thời đổi màu do các loại phẩm màu nhân tạo có trong những thực phẩm bạn ăn vào hoặc do một loại thuốc mà bạn đang uống. Những trường hợp thay đổi màu nước tiểu không bình thường còn lại, kể cả trường hợp có máu trong nước tiểu đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe mà bạn cần phải đến bác sĩ để kiểm tra ngay.

Từ khóa liên quan:

  • doan benh qua mau sac nuoc tieu
  • nước tiểu màu nâu đen
  • nước tiểu màu vàng đậm khi mang thai
  • nước tiểu màu vàng đỏ khi mang thai
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter