Chỉ số đường huyết của người bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết trong cơ thể. Chỉ số mức bình thường là 70mg, cao là từ 181 trở lên. Chỉ số này thường thay đổi trước hoặc sau khi ăn tùy thuộc vào thực phẩm mà bạn dùng trong bữa ăn.

Chỉ số đường huyết phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết trong cơ thể. Chỉ số mức bình thường là 70mg, cao là từ 181 trở lên. Chỉ số này thường thay đổi trước hoặc sau khi ăn tùy thuộc vào thực phẩm mà bạn dùng trong bữa ăn.

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết

Đo chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết viết tắt là GI (glycemic index), là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường. Theo đó, chỉ số GI của một thực phẩm được phân loại: thấp, trung bình hoặc cao. Chỉ số đường huyết của mỗi người biến động từ trước khi ăn đến sau khi ăn.

Thực phẩm có chỉ số GI cao thường chứa loại đường glucose hấp thu nhanh. Điều đó có nghĩa là sau khi ăn các thực phẩm loại này, thì mức đường glucose trong máu sẽ tăng vọt lên rất nhanh, nhưng cũng giảm nhanh ngay sau đó.

Trong khi đó, các thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi, giúp giữ được nguồn năng lượng ổn định, có lợi hơn cho sức khỏe và trí não.

Với bệnh nhân tiểu đường, việc dùng các loại thức ăn chỉ số đường huyết thấp làm cho đường huyết dễ kiểm soát hơn, vì sẽ tăng từ từ sau ăn chứ không tăng vọt một cách đột ngột. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp còn cải thiện chuyển hóa lipid, đặc biệt đối với bệnh tiểu đường týp 2.

Chỉ số đường huyết an toàn là bao nhiêu?

Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng… mà mức đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau nhưng không nhiều.

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Cách đọc kết quả xét nghiệm đường huyết

Sau khi nhận kết quả xét nghiệm bạn có thể biết được chỉ số đường huyết của mình như sau:

  • Đường huyết thấp: Dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l)
  • Đường huyết bình thường (khi đói): Từ 70 mg/dl tới dưới 130 mg/dl (4,0 ->7,2mmol/l)
  • Đường huyết chấp nhận được (khi no- 2 tiếng sau ăn): Từ 130 mg/dl -> 180 mg/dl (7,2 ->10 mmol/l)
  • Đường huyết cao: Từ 181 mg/dl (10,1 mmol/l) trở lên.

Cách ổn định chỉ số đường huyết

Để ổn định đường huyết, nhất là trong điều trị bệnh đái tháo đường đòi hỏi thời gian dài và kiên trì. Hãy áp dụng những phương pháp sau đây để đạt hiệu quả cao nhất:
  • Theo dõi chỉ số đường đường huyết thường xuyên và mỗi ngày
  • Thực hiện 1 chế độ ăn hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Uống thuốc hạ đường huyết uống hay insulin
  • Luôn giữ thái độ sống lạc quan

Mong rằng bài viết này sẽ có ích cho mọi người, nhất là đối với những bệnh nhân đang bị bệnh tiểu đường. pnviet.com chúc các bạn luôn dồi dào sức khỏe.

Từ khóa liên quan:

  • chỉ số đường huyết sau ăn
  • chỉ số đường huyết là gì
  • chỉ số đường huyết thấp
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter