Cách đọc các chỉ số xét nghiệm đái tháo đường

Kết quả xét nghiệm tiểu đường với các chỉ số quan trọng: chỉ số đường huyết, chỉ số GI, chỉ số HbA1c, ý nghĩa của các chỉ số này ở người bình thường, người bị tiểu đường tuýp 2 & cách kiểm soát các chỉ số này.

Kết quả xét nghiệm tiểu đường với các chỉ số quan trọng: chỉ số đường huyết, chỉ số GI, chỉ số HbA1c, ý nghĩa của các chỉ số này ở người bình thường, người bị tiểu đường tuýp 2 & cách kiểm soát các chỉ số này.

Cách đọc các chỉ số xét nghiệm tiểu đường

Hội Đái tháo đường Mỹ khuyến cáo, nếu có nguy cơ cao bị tiền đái tháo đường, nên làm xét nghiệm sàng lọc ba năm một lần; Nếu đã được chẩn đoán tiền đái tháo đường, nên làm xét nghiệm sàng lọc đái tháo đường type 2 từ 1 – 2 năm một lần.

Bài viết này chia sẻ cho độc giả pnviet.com cách đọc kết quả xét nghiệm và ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm tiền đái tháo đường.

Đường (Glucose) là nguồn năng lượng chính của cơ thể, đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh và tổ chức não bộ. Trong máu luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường.

chi-so-xet-nghiem-dai-thao-duong

OGTT là xét nghiệm nhằm mục đích kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi người bệnh uống dung dịch giàu glucose (chứa khoảng 75gr glucose). Vì có độ nhạy cao, OGTT được chỉ định cho những người có triệu chứng của bệnh đái tháo đường (khát nước, đi tiểu nhiều, nhanh đói, sút cân nhanh, mệt mỏi…) nhưng đường huyết đo được trong xét nghiệm HbA1c và FPG chưa ở ngưỡng đái tháo đường.

Ngoài ra, OGTT cũng được sử dụng để chẩn đoán đái tháo đường thay cho HbA1c ở những người bị bệnh về máu, chẳng hạn như hồng cầu hình liềm hoặc thiếu máu huyết tán. Những người bị giảm dung nạp glucose hoặc tiền đái tháo đường sẽ cho kết quả xét nghiệm OGTT nằm trong khoảng 7.8 – 11.1 mmol/L (tương đương với 140 – 200mg/dL)

Chỉ số đường huyết an toàn theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA):

  • Trước bữa ăn: 90-130mg/dl (5,0- 7,2mmol/l).
  • Sau bữa ăn 1-2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l).
  • Trước lúc đi ngủ: 110-150mg/dl (6,0-8,3mmol/l).

Chỉ số GI là con số đánh giá mức độ ảnh hưởng của thực phẩm tới lượng đường trong máu. Thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ khiến đường huyết tăng nhanh tăng nhiều và ngược lại.

Các loại thực phẩm làm tăng đường huyết nhanh có chỉ số GI từ 70 trở lên, còn những loại thực phẩm làm tăng đường huyết chậm có chỉ số GI dưới 55.

Xét nghiệm HbA1c là phương pháp đo lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. Nếu lượng đường trong máu càng cao thì số lượng hồng cầu gắn đường càng nhiều. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm và sẽ tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 90-120 ngày. Chính vì thế, HbA1c phản ánh nồng độ đường trong máu trong suốt khoảng thời gian 90-120 ngày. Người mắc bệnh tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 3-6 tháng một lần.

Chỉ số HbA1c còn giúp người bệnh tiên lượng về biến chứng của tiểu đường. HbA1c cao trên 7.0%, chứng tỏ bệnh nhân hoặc sắp có biến chứng rất nặng. Kiểm soát tốt đường huyết và giảm chỉ số HbA1c từ dưới 6.5% xuống dưới 5.5%, bệnh nhân đã tự mình giảm 43% nguy cơ cắt cụt chi, 37% nguy cơ suy thận, mù mắt và ngăn ngừa đáng kể các biến chứng khác như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

  • HbA1c bình thường chiếm 4-6% trong Hemoglobin của hồng cầu.
  • HbA1c dưới 6.5% cho thấy đường huyết được kiểm soát tốt.
  • HbA1c trên 10%, đường huyết được kiểm soát rất kém.
  • Mỗi 1% HbA1c tăng trên mức bình thường, giá trị đường huyết tương ứng tăng lên 30mg/dl hay 1,7 mmol/l.

Tập thể thao thường xuyên: Bệnh nhân tiểu đường có thể lựa chọn cho mình môn thể thao phù hợp để tiêu hao lượng đường. Đồng thời, đây cũng là biện pháp giảm cân đơn giản.

Hạn chế ăn các loại thức ăn có chỉ số GI cao hơn 70 và chỉ nên ăn những loại thức ăn có chỉ số GI dưới 55. Kết hợp sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên giúp điều hòa đường trong máu, giảm chỉ số HbA1c, giảm thiểu nguy cơ của các biến chứng tiểu đường.

chi-so-xet-nghiem-dai-thao-duong

Nhóm 7 thảo dược được sử dụng phổ biến và hiệu quả trong quá trình trị bệnh tiểu đường bao gồm: trái khổ qua, tảo Spirulina, dây thìa canh, hoài sơn, thương truật, sinh địa và linh chi.

Trái khổ qua, đặc biệt là loại khổ qua rừng (tên khoa học Momordica charantia) có vị rất đắng và hàm lượng hoạt chất cao, không chỉ có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1c mà còn giúp kéo dài thời gian ổn định đường máu.

Hầu hết những người có đường huyết nằm trong ngưỡng tiền đái tháo đường đều tiến triển lên đái tháo đường type 2 trong vòng 10 năm. Chính vì vậy, việc xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị sớm tiền đái tháo đường là vô cùng quan trọng. Hi vọng bài viết trên giúp bạn đọc và hiểu được ý nghĩa của các chỉ số đo được trong xét nghiệm đái tháo đường nhé!

 Từ khóa liên quan:

  • các chỉ số xét nghiệm tiểu đường
  • triệu chứng tiểu đường type 2
  • benh tieu duong tuyp 2 co nguy hiem khong
  • xét nghiệm tiểu đường ở đâu
  • glucose trong máu bao nhiêu là tiểu đường
  • xét nghiệm đường huyết lúc đói
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter