Cholesterol trong máu là gì, bao nhiêu là cao?

Cholesterol là một dạng chất béo có trong cơ thể chúng ta được chuyển hóa từ thức ăn và một phần do gan sản sinh ra. Cholesterol toàn phần trên 240mg% được xem là không tốt cho sức khỏe: dễ mắc các bệnh về gan, tim mạch, đường huyết.

Cholesterol là một dạng chất béo có trong cơ thể chúng ta được chuyển hóa từ thức ăn và một phần do gan sản sinh ra. Cholesterol toàn phần trên 240mg% được xem là không tốt cho sức khỏe: dễ mắc các bệnh về gan, tim mạch, đường huyết.

Cholesterol là gì? Có mấy dạng cholesterol?

Cholesterol là một chất béo có trong màng tế bào của đại đa số các mô tổ chức trong cơ thể và chúng được vận chuyển trong huyết tương của cơ thể con người.

  • Nguồn gốc của cholesterol: phần lớn là từ thức ăn được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa chiếm đến 80%, và một phần nhỏ cholesterol được hấp thu trực tiếp từ thức ăn như: sữa, trứng, não, thịt đỏ, lòng lợn, lòng bò, mỡ động vật, tôm…chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể.

cholesterol-trong-mau

  • Đặc điểm của cholesterol là: không thể tan trong máu khi di chuyển đến các tế bào thì phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein là chất do gan tổng hợp ra, tan trong nước mang theo cholesterol).

Các chỉ số quan trọng khi xét nghiệm mỡ máu là gì?

Khi xét nghiệm mỡ máu, các chỉ số quan trọng nhất mà bạn nên đặc biệt quan tâm đó là: LDL- cholesterol (LDL-c), cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride.

  • Cholesterol và triglyceride được vận chuyển trong máu nhờ sự kết hợp với chất lipoprotein là HDLvà LDL. Chất cholesterol khi kết hợp với LDL (được ký hiệu là LDL-c) là dạng cholesterol khi dư thừa sẽ gây nguy hại cho cơ thể.
  • Chúng có thể vận chuyển cholesterol vào máu, sau đó lắng đọng ở thành mạch máu hình thành những mảng xơ vữa động mạch. Còn nếu cholesterol kết hợp với HDL là một dạng cholesterol có lợi cho cơ thể con người.

Như vậy, để trả lời câu hỏi mỡ máu bao nhiêu là cao thì cần làm xét nghiệm đầy đủ cả 4 yếu tố chính ở trên. Trong 4 thành phần trên thì có 3 thành phần dư thừa sẽ gây hại, gồm: cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride. Thành phần còn lại là HD-cholesterol chỉ có vai trò bảo vệ.

Khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào ở những thành phần mỡ máu trên thì đều dẫn tới tình trạng rối loạn mỡ máu.

Làm sao biết Cholesterol trong máu cao?

Như vậy khi muốn biết có bị tăng cholesterol trong máu hay không ta cần làm những xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng mỡ trong máu, có 4 thành phần quan trọng:

  • Cholesterol toàn phần
  • LDL-cholesterol
  • HDL-cholesterol
  • Triglycerid

(cholesterol toàn phần là tổng của LDL-c và HDL-c với một số thành phần khác)

Cholesterol trong máu bao nhiêu là cao?

Để đánh giá xét nghiệm chúng ta cần lưu ý:

cholesterol-trong-mau

Lưu ý khi đọc kết quả xét nghiệm cholesterol

Khi xem kết quả xét nghiệm ta cần lưu ý sự cân bằng giữa thành phần bảo vệ và thành phần gây hại, cụ thể:

  • Nếu thành phần gây hại LDL-c cao nhưng thành phần bảo vệ HDL-c cũng cao thì ít gây lo ngại.
  • Còn nếu thành phần gây hại cao và thành phần bảo vệ thấp thì nguy hiểm hơn.
  • Ngoài ra khi đánh giá mức độ nguy hiểm của tình trạng tăng cholesterol, chúng ta phải lưu ý đến tuổi, có bệnh tim mạch hay tiểu đường, cao huyết áp đi kèm theo hay không…

Ví dụ: ta thử đánh giá kết quả xét nghiệm cholesterol máu của 1 người nam 48 tuổi, cân nặng 48kg, cao 168cm nhân dịp khám sức khỏe định kỳ:

  • Cholesterol toàn phần 260mg%
  • HDL-c 60mg%
  • LDL-c 170mg%
  • Triglycerid 180mg%

Nhận xét: Có không nhiều các thành phần gây hại như cholesterol toàn phần, LDL-c và triglycerid nhưng thành phần bảo vệ còn cao HDL-c = 60mg%. Anh này không có bệnh tim mạch hay tiểu đường, tuổi cũng không cao nên chưa cần dùng thuốc điều trị hạ cholesterol vội mà có thể áp dụng phương pháp điều trị hạ cholesterol không dùng thuốc.

Tóm lại, để phòng bệnh mỡ máu cao người bệnh cần chú ý ăn uống, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhằm giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Còn những người đã mắc căn bệnh máu nhiễm mỡ thì nên ăn uống cẩn thận để tránh căn bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.

tu khoa:

  • cholesterol trong máu là gì
  • cholesterol bao nhiêu là cao
  • chỉ số cholesterol trong máu thấp
  • hàm lượng cholesterol trong máu thấp
  • tìm hiểu về cholesterol thấp

Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter