Phương pháp nào giúp tầm soát ung thư sớm nhất?

Xét nghiệm tầm soát ung thư sớm có thể phát hiện sớm các bệnh: ung thư máu, gan, dạ dày, tuyến tiền liệt, ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng… với các loại xét nghiệm chuẩn đoán cận lâm sàng như: nội soi sinh thiết, siêu âm, MRI, CT Scanner, X-quang cụ thể bên dưới.

Xét nghiệm tầm soát ung thư sớm có thể phát hiện sớm các bệnh: ung thư máu, gan, dạ dày, tuyến tiền liệt, ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng… với các loại xét nghiệm chuẩn đoán cận lâm sàng như: nội soi sinh thiết, siêu âm, MRI, CT Scanner, X-quang cụ thể bên dưới.

Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh ung thư hay không?

Dấu hiệu sinh học ung thư là các chất được tìm thấy trong máu, nước tiểu hay các loại mô của bệnh nhân, thể giúp việc phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư. Tuy nhiên, nếu chỉ đo các dấu hiệu này thôi thì chưa đủ để chẩn đoán bệnh vì nó có thể lên cao ở người bị bệnh lành tính hay không tăng ở người bệnh ung thư, nhất là khi bệnh ở thời kỳ sớm.

Có nhiều yếu tố có thể tác động đến kết quả xét nghiệm tìm dấu hiệu sinh học ung thư như bệnh nhân hút thuốc lá nhiều, đang bị bệnh viêm nhiễm nào đó, đang dùng thuốc, có thai, kinh nguyệt, thậm chí có thể do trục trặc kỹ thuật của phòng xét nghiệm (thuốc thử nhạy quá)…

tam-soat-ung-thu-som-nhat

Vì vậy, xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu sinh học ung thư chỉ là một biện pháp kỹ thuật bổ sung phương tiện cho thầy thuốc nhằm phát hiện sớm ung thư và theo dõi sự tiến triển của ung thư khi bệnh nhân đã và đang điều trị, giúp bác sĩ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư.

Muốn tầm soát ung thư phải làm sao?

Tốt nhất, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa (ung bướu, niệu, sản phụ khoa…) để chia sẻ sự lo lắng, để được khám và rà tìm nguyên nhân bằng những xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng khác (nội soi sinh thiết, siêu âm, MRI, CT Scanner, X-quang…) giúp phát hiện bệnh sớm hoặc loại trừ không phải bị ung thư.

tam-soat-ung-thu-som-nhat

Ngay khi không có những xáo trộn sinh học thì vẫn nên giữ chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng. Tốt nhất nên ăn nhiều loại rau củ quả, trái cây tươi có nhiều chất độn (xơ), ăn ít chất béo, nhất là chất béo động vật, giảm ăn thịt động vật.

Ngoài ra, không để cho cơ thể béo phì, tăng cường vận động ít nhất mỗi ngày 30 phút, chơi thể thao, tập dưỡng sinh,… cũng là những biện pháp rất hiệu quả để phòng ngừa ung thư.

Bệnh nhân không nên tìm đến “thầy lang” hoặc chỉ uống những loại thảo dược để phòng ngừa, điều trị ung thư. Nếu bị bệnh mà đi điều trị bằng những phương pháp chưa được khoa học chứng minh chỉ làm chậm trễ thêm việc điều trị và khi điều trị sẽ không đem lại hiệu quả. Khoa học ngày nay có rất nhiều tiến bộ và ung thư không phải là bệnh nan y khi được phát hiện sớm và điều trị đúng.

Các xét nghiệm phát hiện ung thư sớm và chính xác nhất hiện nay

Ung thư là sát thủ số 1, bởi nó thường được phát hiện khi có biểu hiện lâm sàng và điều trị muộn. Nếu bạn cảm nhận có các dấu hiệu lâm sàng như: cảm thấy có một khối u ở vú, nổi hạch, chảy máu bất thường, … thì việc điều trị trở nên rất khó khăn và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Với việc áp dụng sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong các xét nghiệm, hiện tại Việt Nam đã có thể thực hiện những xét nghiệm có thể chẩn đoán ung thư từ sớm như:

  • Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư gan (xét nghiệm máu – AFP)
  • Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư đường tiêu hóa (xét nghiệm máu – CEA)
  • Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư tuyến tụy (xét nghiệm máu – CA19-9)
  • Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư dạ dày (xét nghiệm máu – CA72-4)
  • Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư vòm họng (xét nghiệm máu – SCC)
  • Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung (xét nghiệm dịch âm đạo – Pap’ smear)
  • Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư buồng trứng (xét nghiệm máu – CA125)
  • Xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư vú (xét nghiệm máu – CA153, HE4)

Như vậy, việc phát hiện từ sớm các dấu hiệu tiềm ẩn của ung thư sẽ là một biện pháp dự phòng hiện đại trong việc giảm thiểu tỉ lệ tử vong, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh ung thư.

từ khóa

  • xét nghiệm máu phát hiện ung thư sớm
  • xét nghiệm máu có phát hiện ung thư máu
  • chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư
  • xét nghiệm máu tầm soát ung thư

Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter