Dấu hiệu nhiễm virus HPV ở phụ nữ và cách điều trị

Nhiễm HPV ở phụ nữ với các triệu chứng: phát ban, lở loét ở khoang miệng, thấy có khối u trong cổ hoặc thấy xuất hiện mụn cóc vùng sinh dục,… Người bệnh cần làm xét nghiệm để biết chính xác mình có bị nhiễm virus HPV hay không để được điều trị sớm, bệnh có thể chữa khỏi hẳn.

Nhiễm HPV ở phụ nữ với các triệu chứng: phát ban, lở loét ở khoang miệng, thấy có khối u trong cổ hoặc thấy xuất hiện mụn cóc vùng sinh dục,… Người bệnh cần làm xét nghiệm để biết chính xác mình có bị nhiễm virus HPV hay không để được điều trị sớm, bệnh có thể chữa khỏi hẳn.

Virus HPV là gì?

Khi nói đến nhiễm HPV (loại Virus Her Pes gây bệnh tình dục), hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến loại virus gây ra bệnh tình dục là mụn cóc và hệ quả kéo dài là gây ra ung thư cổ tử cung. Hơn 99% những ca ung thư cổ tử cung có chứa loại virus này.

Tuy nhiên, không phải ai trong số chúng ta cũng đều biết rằng virus HPV còn có thể lây và phát bệnh trên mặt chứ không chỉ bị ở vùng sinh dục. Vì niêm mạc ở bộ phận sinh dục mỏng, dễ trầy xước trong quá trình giao hợp, nên dễ bị nhiễm bệnh nếu quan hệ tình dục không an toàn.

Niêm mạc ở miệng cũng rất mỏng, nên khả năng lây nhiễm sẽ rất cao khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ra trong quá trình “quan hệ” với người mang mầm bệnh cho dù không xảy ra trầy xước.

nhiễm hpv ở phụ nữ

Virus HPV lây lan chủ yếu qua đường nào?

Con đường lây nhiễm HPV ở miệng chủ yếu qua hoạt động quan hệ tình dục. Ngày nay, việc “yêu” đường miệng đã trở nên phổ biến hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao tỉ lệ chị em mắc các bệnh tình dục ở miệng (chủ yếu là nhiễm HPV) ngày càng tăng.

Virus HPV có thể lây nhiễm qua đường miệng nếu bạn có tiếp xúc với miệng hoặc “vùng kín” của người nhiễm bệnh. Virus HPV có thể xâm nhập vào cơ thể bạn qua các vết xước trên “vùng kín” của “đối tác” hoặc vết thương hở trong miệng của bạn.

Những người có nhiều “đối tác” càng có nguy cơ nhiễm trùng HPV cao hơn những người khác. Nếu bạn có ít nhất 20 “đối tác” khác nhau, nguy cơ gia tăng nhiễm HPV cao hơn tới 20%. Những người hút thuốc lá cũng dễ bị nhiễm HPV do hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm đi đáng kể.

Các triệu chứng nhiễm virus HPV giai đoạn sớm

Sự thật là đa số những người bị nhiễm HPV đều không có triệu chứng cụ thể ở giai đoạn đầu. Người bệnh sẽ rất khó để nhận ra mình đang bị nhiễm bệnh cho tới khi bệnh chuyển sang nặng và biểu hiện ra bên ngoài hoặc lây cho người khác và người bị lây có dấu hiệu phát bệnh.

Sự xuất hiện của các mụn cóc vùng sinh dục là triệu chứng của virus HPV. Bác sĩ có thể chỉ cần xem xét để chẩn đoán. Tuy nhiên, các loại HPV có kèm theo mụn cóc thường không phải là những loại dẫn đến ung thư.

Nếu bạn bị lây nhiễm HPV ở miệng và không được điều trị kịp thời, hiệu quả, nó có thể dẫn đến ung thư vòm họng, với các triệu chứng nhận biết nhiễm virus HPV ở miệng như:

  • Phát ban, mẩn đỏ, lở loét,… ở trong khoang miệng
  • Gặp khó khăn trong việc nuốt
  • Ho ra máu, khản giọng
  • Có khối u trong má hoặc ở cổ

nhiễm hpv ở phụ nữ

Tuy nhiên, khi thấy đầy đủ các triệu chứng này xuất hiện thì rất có thể bệnh đã đang trong giai đoạn cuối. Ngoài ra, khi bị nhiễm HPV, người bệnh có thể có những triệu chứng dễ nhầm với bệnh ung thư như: đau họng, có một mảng màu đỏ hoặc màu trắng trên amiđan, tê lưỡi, sưng hoặc đau ở xương hàm,…

Vì vậy, nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần đi khám để xác định đó là triệu chứng của bệnh ung thư hay chỉ là nhiễm trùng HPV để có phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bạn thấy có các dấu hiệu cảnh báo nhiễm HPV ở miệng trong hơn 2 tuần, bạn cần đi khám ngay, tránh để bệnh nặng thêm và khó điều trị.

Chẩn đoán HPV bằng cách nào?

Sự xuất hiện của các mụn cóc vùng sinh dục là một cách để chẩn đoán HPV. Bác sĩ có thể chỉ cần xem xét để chẩn đoán. Tuy nhiên, các loại HPV có kèm theo mụn cóc thường không phải là những loại dẫn đến ung thư.

Những phụ nữ bị nhiễm HPV gây ung thư có thể sớm phát hiện ra nhờ vào kết quả kiểm tra Pap bất thường. Kiểm tra Pap là cách chính yếu để bác sĩ có thể tìm thấy ung thư cổ tử cung hoặc các thay đổi báo trước bệnh ung thư ở cổ tử cung.

Để kiểm tra chắc chắn về những thay đổi liên quan tới HPV, bác sĩ có thể đưa ra quyết định xét nghiệm ADN của mẫu Pap để phát hiện ra vi rút ở người phụ nữ có mẫu xét nghiệm Pap bất thường. Điều này sẽ cho bác sĩ biết liệu loại HPV bạn đang mắc phải có gây nên ung thư không. Chỉ có một chuỗi các loại HPV nhất định gây nên ung thư.

Thực ra, HPV loại 16 và 18 chiếm 70% của các ca ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm ADN này thường xảy ra ở phụ nữ có xét nghiệm Pap bất thường. Nó cũng có thể xảy ra như một phần của xét nghiệm Pap theo chu kỳ.

Phương pháp xét nghiệm HPV

Trong xét nghiệm HPV, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tế bào từ cổ tử cung, như với kiểm tra Pap. Các tế bào sau đó sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm. Kiểm tra này có thể xác định 13 hoặc 14 loại HPV gây hại cao có liên quan tới ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm này thường hiếm khi diễn ra định kỳ ở phụ nữ dưới 30 tuổi. Bởi vì có nhiều phụ nữ trẻ hơn bị phơi nhiễm HPV và cơ thể họ thường loại bỏ vi rút mà không cần điều trị. Xét nghiệm ADN có thể gây nên những lo lắng không cần thiết. Một số chuyên gia cũng tin rằng ở những phụ nữ trẻ thì cổ tử cung có thể chịu đựng tốt HPV hơn so với phụ nữ khi về già.

Ở nam giới, cũng như nữ giới, các mụn cóc vùng sinh dục phản ánh việc bị nhiễm HPV. Nhưng không có một kiểm tra cụ thể nào về các loại HPV gây ung thư cho nam giới ở thời điểm này.

Điều trị nhiễm HPV ở phụ nữ như thế nào?

Đối với tiền ung thư, có thể điều trị bằng 3 cách:

  • Cắt bỏ khu trú phần niêm mạc bất thường trong cổ tử cung bằng các thủ thuật cắt bỏ khu trú hoặc các thủ thuật nạo hay bóc tách (ablative);
  • Cắt bỏ khu trú bao gồm sinh thiết khoét chóp hoặc thủ tục cắt vòng điện (LEEP);
  • Nạo hay bóc tách bao gồm hơi laser hoặc đông lạnh.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị phải được thảo luận với bác sĩ. Điều trị thành công tiền ung thư cổ tử cung có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung xảy ra.

Tùy thuộc vào bao nhiêu mô tế bào bị loại bỏ và lấy ra sẽ ảnh hưởng đến “đường ra” của em bé và gây nên chứng suy cổ tử cung. Tình trạng này rất dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai bởi cổ tử cung không đủ chắc để giữ thai nhi.

Nhiễm HPV ở phụ nữ mang thai có sao không?

Khi mang thai, bà mẹ nên hạn chế “yêu đương”. Nếu có hãy sử dụng biện pháp bảo vệ. Hơn nữa, vi rút còn có “khả năng” di chuyển qua dây nhau và gây mụn cóc ở đầu thanh quản của bé con trong bụng.

Hiện đã có vắc-xin phòng ngừa từ ban đầu cho bệnh ung thư cổ tử cung. Tại Singapore, hai loại thương mại hiện có là Cervarix và Gardasil. Cả hai loại vắc-xin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại HPV 16 và 18, nguyên dân dẫn đến 70% trường hợp ung thư cổ tử cung.

Tóm lại, để đảm bảo sức khỏe sinh sản và tránh bị lây nhiễm HPV, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản được khuyến khích tiêm chủng loại ung thư có thể được ngăn ngừa này.

Từ khóa liên quan:

  • nguyên nhân nhiễm virus hpv
  • bị nhiễm hpv phải làm sao
  • virus hpv co chua duoc khong
  • hpv dương tính
  • virus hpv lây qua đường nào
  • nhiễm hpv ở miệng
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter