Tại sao môi khô càng liếm lại càng khô?

Liếm môi sẽ khiến môi khô hơn và làm bóc lớp da môi khô có thể dẫn tới tình trạng nứt nẻ, chảy máu môi,… Để khắc phục tình trạng khô môi bạn nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin B2 và dưỡng môi bằng những nguyên liệu tự nhiên như: dầu dừa, mật ong, bơ,…

Liếm môi sẽ khiến môi khô hơn và làm bóc lớp da môi khô có thể dẫn tới tình trạng nứt nẻ, chảy máu môi,… Để khắc phục tình trạng khô môi bạn nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin B2 và dưỡng môi bằng những nguyên liệu tự nhiên như: dầu dừa, mật ong, bơ,…

5 lý do tại sao không nên liếm môi khi khô môi

Nhiều người bị môi khô thường hay có thói quen liếm môi, có thể là vô tình hoặc cố ý, kết quả thường thấy là càng liếm, môi càng khô. Việc liếm môi thường xuyên gây ra những tác hại không ai ngờ đến. Do vậy, với bài viết dưới đây của pnviet.com bạn sẽ biết được lý do “Tại sao không nên liếm môi khi khô môi.”

liem-moi-kho

  • Khi liếm môi, một lớp hồ mỏng từ chất này được tạo ra, bao phủ lấy môi, lúc đầu sẽ khiến ta có cảm giác môi mềm hơn.
  • Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí, nước trong dịch sẽ bay hơi, chỉ còn lại chất amylase dính trên bề mặt môi. Chính chất này làm cho môi bị co lại và khô ráp hơn trước.
  • Da môi vốn dĩ rất mỏng so với các phần da còn lại trên cơ thể người, chính vì thế, nó rất dễ bị bong tróc. Khi tiết trời hanh khô, kết hợp với việc thường xuyên liếm môi, tình trạng bong tróc của đôi môi sẽ càng xấu đi, làm chúng ta có cảm giác vô cùng khó chịu và thực sự là chỉ muốn bóc sạch lớp da vướng víu trên miệng này mà thôi.

liem-moi-kho

  • Tuy nhiên, các bạn lưu ý là hành động bóc lớp da môi khô có thể dẫn tới tình trạng nứt nẻ, chảy máu môi, hơn nữa, lớp da mỏng manh bên trong sẽ phải sớm tiếp xúc với không khí khắc nghiệt bên ngoài và khiến cho đôi môi nhanh chóng trở nên thâm sạm.
  • Để tạm thời giải quyết tình trạng này, hàng ngày, khi đánh răng, bạn hãy dùng bàn chải và kem đánh răng nhẹ nhàng massage môi để tẩy tế bào chết, sau đó thấm môi khô và bôi son dưỡng ẩm nhé.
  • Việc thường xuyên liếm môi khiến các enzyme hỗ trợ tiêu hóa có trong nước bọt được dịp len lỏi vào da môi.
  • Những enzyme này ăn mòn da, gây viêm niêm mạc môi, khiến môi nứt nẻ, đau rát.
  • Hằng ngày, đôi môi phải tiếp xúc trực tiếp với không khí, bụi bẩn, thậm chí việc vệ sinh miệng không kỹ sau khi ăn uống cũng khiến cho các vi khuẩn có hại được dịp sinh sôi nảy nở trên bề mặt môi.
  • Chính khi đó, việc dùng lưỡi liếm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta trực tiếp đưa hàng vạn con vi khuẩn, mầm bệnh, bụi bẩn vào trong cơ thể, gây tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe.
  • Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu mã son môi để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của các bạn nữ. Tuy nhiên, hầu hết trong số chúng đều chứa rất nhiều chất hóa học hoặc chì có hại cho sức khỏe.
  • Khi liếm môi, chúng ta đã vô tình nuốt tất cả chúng vào bụng. Những chất này về lâu về dài sẽ tích tụ lại và gây ra những bệnh lí nghiêm trọng cho cơ thể, trong đó có cả căn bệnh nguy hiểm như ung thư.

Khắc phục tình trạng môi khô, nứt nẻ bằng cách nào?

  • Thiếu vitamin B2 là một trong những nguyên nhân khiến cho môi bị khô và nứt nẻ.
  • Để có thể cải thiện làn môi của mình, các bạn hãy chú ý bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều loại trái cây, rau xanh, gan, thận, trứng cá, các loại đậu,… để cung cấp vitamin B2 và các loại vitamin khác cho cơ thể.

liem-moi-kho

  • Nếu như cơ thể bạn bị thiếu nước thì bộ phận đầu tiên phản ứng chính là đôi môi của bạn.
  • Khi thấy các dấu hiệu môi khô, nứt nẻ, bạn hãy lập tức bổ sung nước vào cơ thể.
  • Bạn nên tránh các sản phẩm có thành phần hương liệu nhân tạo. Những chất này có thể giảm thiểu khô môi tức thời nhưng về lâu về dài, chúng sẽ khiến cho tình trạng của đôi môi tồi tệ hơn.
  • Thay vào đó, bạn hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc môi có nguồn gốc tự nhiên như sáp ong, bơ, mật ong, dầu dừa…
  • Bạn nên lựa chọn sản phẩm son dưỡng môi có thành phần dưỡng ẩm vừa phải và chỉ số chống nắng từ 15 trở lên để có thể bảo vệ đôi môi bạn dưới ánh nắng gay gắt ngoài trời nhé.
  • Không sử dụng son môi kém chất lượng nhất là những thỏi son trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ luôn tiềm ẩn những tác hại khôn lường. Không ai trong chúng ta biết được thành phần chính xác của chúng.
  • Chính vì thế, việc sử dụng những thỏi son kém chất lượng đồng nghĩa với việc chúng ta đang tự đầu độc đôi môi và cơ thể mình

Như vậy, để dưỡng môi khô bạn nên bổ sung vitamin B2, uống nhiều nước và điều quan trọng cuối cùng đó là khi bị khô môi, tuyệt đối không liếm môi, bạn nhé!

Từ khóa:

  • môi khô thiếu chất gì
  • cách trị môi khô bong tróc
  • môi khô nứt nẻ quanh năm
  • khô môi là bệnh gì
  • cách trị môi khô và thâm
  • cách dưỡng môi không bị khô
Bài viết liên quan
Cách chăm sóc ngăn ngừa rụng tóc ĐƠN GIẢN + HIỆU QUẢ ngay tại nhà
Cách chăm sóc ngăn ngừa rụng tóc ĐƠN GIẢN + HIỆU QUẢ ngay tại nhà

Cách chăm sóc tóc ngăn ngừa rụng tóc đơn giản với: nước chanh và dầu dừa, hỗn hợp chuối, mật ong và dầu Olive hoặc dầu thầu dầu với sữa đậu nành theo công thức được chia sẻ bên dưới.

Giải pháp trị gàu hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên
Giải pháp trị gàu hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên

Trị gàu hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên như: trà xanh, dầu dừa, giấm táo, muối,… giúp kiểm soát sự gia tăng tiết bã nhờn trên da dầu và hạn chế được sự xuất hiện của gàu hiệu quả.

Dùng vỏ bưởi kích thích mọc tóc có tốt không?
Dùng vỏ bưởi kích thích mọc tóc có tốt không?

Trong vỏ bưởi chứa rất nhiều tinh dầu, vitamin A, C,… có tác dụng giúp cho tóc chắc khỏe, chống tình trạng khô tóc, ngăn rụng tóc hiệu quả với cách sử dụng được pnviet.com chia sẻ qua bài viết bên dưới.

Chăm sóc tóc sau khi nhuộm bền màu như thế nào?
Chăm sóc tóc sau khi nhuộm bền màu như thế nào?

Sau khi nhuộm tóc rất dễ bị khô, xơ hoặc chẻ ngọn vì thế tóc cần được chăm sóc đúng cách như: gội đầu sau khi nhuộm khoảng 2-3 ngày với nước mát và dầu gội có tính tẩy nhẹ, tránh cho tóc nhuộm tiếp xúc với mặt trời,...

Subscribe to newsletter