Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 2 khỏe mạnh

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 2 bắt đầu xuất hiện những cơn ốm nghén liên tục, mệt mỏi, và cảm xúc thay đổi thất thường,… Lúc này, thai nhi có thể dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam, các bộ phận chính của cơ thể đã phân chia rõ ràng, các cơ quan và các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh.

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 2 bắt đầu xuất hiện những cơn ốm nghén liên tục, mệt mỏi, và cảm xúc thay đổi thất thường,… Lúc này, thai nhi có thể dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam, các bộ phận chính của cơ thể đã phân chia rõ ràng, các cơ quan và các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh.

Sự phát triển của thai kỳ tháng thứ 2 theo từng tuần

Nếu như bạn vẫn chưa có kinh và que thử cho kết quả dương tính thì chắc chắn bạn đã có em bé rồi đấy!

Từng bước, một sinh linh bé nhỏ đang dần hình thành. Trong tuần này, thai nhi bắt đầu hình thành mũi, miệng và tai. Qua siêu âm, bạn có thể thấy đầu của bé với những điểm tối – chính là vị trí mắt và mũi đang hình thành. Lúc này, bé dài khoảng 6mm.

Ở tuần thai thứ 5, bạn có thể thấy mình hơi thất thường về tâm trạng. Điều này là hoàn toàn bình thường: đó là do sự biến đổi của nội tiết tố. Tất cả mọi thứ đang thay đổi, không chỉ đối với bạn mà còn với chồng bạn nữa. Hãy cho mình thời gian để chuẩn bị cho bước ngoặt lớn này. Bạn có thể sẽ không cảm thấy mình đang mang thai, nhưng những thay đổi quan trọng đang diễn ra trong cơ thể bạn đấy.

Sang tuần thứ 6, cơ thể của con bạn đã dần thành hình rõ ràng hơn, bụng bạn cũng đã to lên gấp đôi so với trước. Bàn tay, bàn chân của bé bắt đầu hình thành, kích thước cũng tăng gấp đôi so với tuần trước – 12mm. Cả hai bán cầu não, gan, tụy và hệ tiêu hóa dần hình thành và phát triển.

Tuần này bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng đầu tiên của thai kì. Nếu như không cảm thấy gì, bạn cũng đừng lo lắng, thai nhi vẫn đang phát triển bình thường.

Không phải tất cả phụ nữ đều có hiện tượng ốm nghén. Một số người sẽ thấy bứt rứt buồn nôn hoặc đau tức ngực. Đó là “bằng chứng” cho sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy, thiếu các triệu chứng này thì cũng không sao cả, em bé của bạn vẫn đang trải qua một số giai đoạn phát triển quan trọng nhất.

Thai 7 tuần, những cơ quan quan trọng của em bé như phổi và ruột, bắt đầu phát triển. Đầu em bé trở nên lớn hơn so với cơ thể, đồng thời bộ não cũng phát triển nhanh chóng. Những ngón tay, ngón chân bắt đầu xuất hiện.

Trong tuần này, tuy có thể vẫn chưa cảm nhận được những chuyển động của đứa con trong bụng, nhưng chắc chắn bạn đã thấy tức ngực hay buồn tiểu nhiều… Đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường mà bạn có thể yên tâm.

Nhưng để cẩn thận, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện những xét nghiệm tiền sản cần thiết để theo dõi và đảm bảo tình hình sức khỏe của cả mẹ và con. Đồng thời, cần chú ý tập những bài tập nhẹ nhàng để vượt qua những cơn mệt mỏi.

Em bé giờ đã dài khoảng 2,5cm và chỉ nặng vài gam. Bé bắt đầu được định hình, các bộ phận chính của cơ thể đã phân chia rõ ràng. Tim bé đã chia thành 4 ngăn và các van tim đã bắt đầu hình thành. Lúc này nếu bạn siêu âm sẽ nghe rõ tim thai. Các cơ quan và các tế bào thần kinh đang phát triển nhanh.

Cơ quan sinh dục ngoài đã hình thành nhưng chưa đủ để phân biệt được bé trai hay bé gái. Hai mắt bé đã thành hình, tuy nhiên mí mắt lúc này vẫn đóng chặt. Vành tai cùng với miệng, mũi và lỗ mũi có thể phân biệt được. Nhau thai cũng đã phát triển đủ để đảm nhận hầu hết việc sản sinh nội tiết tố.

Những dấu hiệu mang thai ngày càng rõ hơn. Bạn sẽ thấy sự khổ sở bắt nguồn từ những cơn ốm nghén liên tục, kèm theo đó, cảm xúc của bạn cũng ngày càng thất thường hơn.

Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 2

mang-thai-thang-thu-2

Ốm nghén là một trong những nỗi lo lắng của bà bầu trong khoảng thời gian này. Có người còn nghén đến nỗi chẳng thể ăn được gì và cân nặng từ đó cứ “thả dốc không phanh”. Bạn thường xuyên nôn mửa, cảm thấy mệt mỏi và sợ ăn tất cả mọi thứ.

Hầu hết các mẹ đều trải qua giai đoạn này trong khi mang thai, thậm chí có người còn nghén tới tận tháng thứ 9 của thai kỳ. Để giảm bớt tình trạng này, bạn nên chia những bữa ăn hằng ngày thành 5-6 bữa nhỏ.

Bổ sung vitamin bằng nhiều cách: Nếu các viên uống vitamin bổ sung trong thai kỳ làm bạn phát ngán, nên lựa chọn các hình thức bổ sung khác như ăn các loại trái cây, salad, bổ sung rau củ vào bữa ăn. Việc này sẽ giúp lượng vitamin của bạn vẫn đầy đủ và bạn cũng tìm được niềm vui trong việc ăn uống.

Mang thai tháng thứ hai cần lưu ý những gì?

Đi bộ để chống mệt mỏi: Bạn nên dành ra 15 đến 20 phút đi bộ để giảm bớt cảm giác mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đừng vì cảm thấy mệt mà bỏ việc đi bộ nhé, càng đi, bạn sẽ càng khỏe hơn đấy.

Một lưu ý nhỏ là bạn nên thảo luận sớm với bác sĩ của mình về kế hoạch tập luyện trong lúc mang thai để chắc chắn mình nhận được những lời khuyên hữu ích.

Tóm lại, bước vào giai đoạn mang thai tháng thứ 2 của thai kỳ, bà bầu bắt đầu “vật vã” với những cơn ốm nghén mệt mỏi và khó chịu. Để tình trạng này thuyên giảm, chỉ cần điều chỉnh đôi chút về dinh dưỡng, luyện tập, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Từ khóa liên quan:

  • mang thai tháng thứ 2 bị đau bụng dưới
  • mang thai thang thu 2 co bieu hien gi
  • mang thai thang thu 2 nen uong sua gi
  • thai 2 thang da hinh thanh chua
  • mang thai tháng thứ 2 có nên quan hệ
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter