Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 9 – Cân nặng đủ chuẩn

Mang thai tháng thứ 9, mẹ bầu nên tăng cân khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ và bé cũng phải đạt cân nặng từ 3- 3,5kg, dài khoảng 50cm mới đủ chuẩn. Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối được pnviet.com chia sẻ bên dưới.

Mang thai tháng thứ 9, mẹ bầu nên tăng cân khoảng 11-15 kg tính từ đầu thai kỳ đến giờ và bé cũng phải đạt cân nặng từ 3- 3,5kg, dài khoảng 50cm mới đủ chuẩn. Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối được pnviet.com chia sẻ bên dưới.

Sự phát triển của thai kỳ tháng thứ 9 theo từng tuần

Thai tuần thứ 33

Không chỉ những người mới làm mẹ mà hầu hết phụ nữ trong giai đoạn này bắt đầu có những dự tính về tương lai sau khi em bé ra đời. Những tưởng tượng, những ước mơ, và hy vọng trong những tháng qua sắp trở thành hiện thực. Một vài người nghĩ đến việc sẽ quay trở lại công việc như thế nào, một số khác lại quan tâm đến việc làm sao để vừa ăn uống đủ chất có sữa cho con bú lại vừa khôi phục vóc dáng nhanh chóng.

Tất cả giác quan của bé đã hoạt động. Não đang phát triển nhanh chóng chuẩn bị sẵn sàng cho thế giới bên ngoài bụng mẹ. Bé lúc này có cân nặng xấp xỉ 1,9kg và cao khoảng 43cm.

Thai tuần thứ 34

Bạn sẽ tăng cân nhanh vào khoảng thời gian này: tăng từ 10- 12 kg,thậm chí đến gần 20kg, so với khi chưa có em bé. Bạn nên mua loại áo ngực có kích cỡ lớn, vừa vặn hơn để đảm bảo mình thấy thoải mái, dễ thở. Đừng quên tập các bài tập giảm đau và thư giãn bạn học được ở các lớp tiền sản. Bạn càng quen với những bài tập này bao nhiêu, việc lâm bồn sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.

mang-thai-thang-thu-9

Sang đến tuần thứ 34, những cử động mạnh, những cú đạp của bé cũng đã giảm. Thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp. Bạn có thể căn cứ vào những điều này và thông báo cho bác sĩ kịp thời  khi thấy những bất thường.

Thai tuần thứ 35

Điều cần thiết trong tuần thai này là bạn hãy ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần luôn ổn định để sẵn sàng chào đón bé yêu. Dù bạn cảm thấy thân thể vô cùng nặng nề, bụng sa xuống cũng phải nhớ giữ thói quen tập thể dục nhẹ nhàng nhé.

Mặc dù hệ thần kinh trung ương của bé còn đang tiếp tục hoàn thiện nhưng phổi thì đã phát triển đầy đủ, sẵn sàng cho quá trình hít thở không khí thay vì trong môi trường nước ối. Một số bé đã có thể chào đời ở thời điểm này và rất khỏe mạnh nhưng một số khác thì vẫn “thich” nằm trong bụng mẹ thêm 1,2 tuần nữa.

Thai tuần thứ 36

Vì bé có thể chào đời bất cứ lúc nào nên bạn luôn phải có kế hoạch sẵn sàng. Bạn cũng nên trang bị thêm cho mình kiến thức về đẻ mổ, đề phòng trường hợp không sinh bé được theo cách tự nhiên. Nếu cần, bạn và gia đình cũng có thể tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh viện nơi bạn sẽ sinh và tham khảo các dịch vụ cần thiết – chuẩn bị một cách chu đáo nhất để vượt cạn.

Lúc này bé đã dài khoảng 50cm, nặng từ 3- 3,5kg. các cơ quan của bé đã phát triển toàn diện để đảm bảo cho một cuộc sống hoàn toàn mới.

Thai tuần thứ 37 – 40

Từ tuần này, thai kỳ chỉ còn là những ngày chờ đợi cuối cùng trước khi bạn được nhìn thấy bé yêu. Bạn cũng đừng lo lắng quá khi nhiều bà mẹ mang thai cùng thời điểm đã sinh còn mình thì chưa nhé. Các bác sĩ chắc chắn sẽ giúp bạn vượt cạn thành công.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông! Và đừng quên cho bé bú ngay sau khi sinh nhé!

Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 9

Thời gian này bà bầu sẽ khá bận rộn để chuẩn bị cho việc chào đời của bé con, vì vậy chuyện lơ là ăn uống tất nhiên sẽ diễn ra. Thực tế, 4 tuần cuối, bé con phát triển nhanh nhất với tốc độ chóng mặt. Đó là lý do vì sao bầu vẫn phải duy trì chế độ ăn uống đa dạng và dinh dưỡng.

Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa thay vì 3 bữa chính. Tránh bỏ bữa, nhịn ăn trong thời gian dài.

Tiêu thụ thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để giữ hệ xương chắc khỏe, đồng thời chuẩn bị cho việc “xuất” sữa cho con bú sau này. Uống nhiều nước, tránh ăn mặn để ngăn ngừa chứng phù nề.

Cố gắng không ăn đồ ăn giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, để tránh tăng cân quá nhiều. Nạp thêm nhiều chất béo lành mạnh. Ăn thêm rau, trái cây ngăn ngừa táo bón.

Không được quên chất sắt trong thực đơn ăn uống để ngăn ngừa thiếu máu, thiếu sắt.

Ăn 2 phần cá béo mỗi tuần để bổ sung thêm omega-3 giúp trí não bé phát triển toàn diện. Uống vitamin bổ sung theo toa bác sĩ kê.

Tránh ăn đồ sống, chưa chín, phô mai chưa tiệt trùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, sảy thai, sinh non.

Mang thai tháng thứ 9 cần lưu ý những gì?

Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.

Tập thở: Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.

Tập thể dục: nếu bác sĩ của mẹ chấp thuận, mẹ có thể và nên tiếp tục di chuyển. Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.

Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh.

Tóm lại, Mang thai tháng thứ 9 là thời điểm mẹ bầu phải đối mặt với tất cả những thách thức, đau đớn và khó chịu,… nhưng mẹ không nên quá lo lắng mà hãy hân hoan chào đón một thiên thần nhỏ bé sắp ra đời.

Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter