Người bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bệnh lao phổi nên ăn các loại quả có màu đỏ vàng như cam, cà rốt, xoài, hoặc rau xanh có màu đậm để bổ sung kẽm và các vitamin nhóm A, C, D, E, K, đồng thời hạn chế ăn đồ cay, dầu mỡ, cafe, rượu, thuốc lá,…

Người bệnh lao phổi nên ăn các loại quả có màu đỏ vàng như cam, cà rốt, xoài, hoặc rau xanh có màu đậm để bổ sung kẽm và các vitamin nhóm A, C, D, E, K, đồng thời hạn chế ăn đồ cay, dầu mỡ, cafe, rượu, thuốc lá,…

Lao phổi là bệnh lý viêm nhiễm nhu mô phổi do trực khuẩn lao gây ra. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp nên vô cùng nguy hiểm.

nguoi-benh-lao-phoi-nen-gi-va-kieng-gi

Hiện nay, tất cả các thể lao được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi gần như hoàn toàn bằng các thuốc chống lao đặc hiệu. Với điều kiện phải điều trị bệnh lao một cách đầy đủ, nghiêm túc: đúng thuốc, đúng liều, phối hợp đủ thuốc, đủ thời gian. 

Để phòng bệnh, tiêm phòng vaccin BCG cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, có thể hạn chế cho trẻ mắc lao cấp tính tới 80%.

Nguyên nhân gây ra bệnh lao phổi

Tác nhân chính gây bệnh lao phổi là do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi gây nên. Ngoài ra, còn có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh:

  • Khi hệ miễn dịch bị suy yếu: trường hợp người mắc bệnh HIV, bệnh tiểu đường, cơ thể suy nhược,… sẽ tạo điều kiện cho virus tấn công gây bệnh.
  • Bạn sẽ bị bệnh lao khi hít phải vùng không khí nhiễm khuẩn. Một số người có sức đề kháng tốt, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt khi xâm nhập cơ thể, còn những người có sức khỏe yếu bệnh lao sẽ phát triển âm ỉ và sẽ mang vi khuẩn trong người.

nguoi-benh-lao-phoi-nen-gi-va-kieng-gi

  • Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm như nhiều khói bụi, ẩm ướt, nhiều khí uế, tạo điều kiện thuận lợi cho lao khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Thường xuyên tiếp xúc với người bệnh cũng là nguyên nhân gây bệnh lao phổi.

Người bị bệnh lao phổi ăn gì tốt?

Những loại thực phẩm có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn là những loại mà bệnh nhân lao phổi nên bổ sung. Và dưới đây là những nhóm thực phẩm người bệnh lao phổi nên ăn:

nguoi-benh-lao-phoi-nen-gi-va-kieng-gi

Nhóm vitamin A, C, D, E, K là những chất quan trọng giúp tăng cường và bảo vệ hệ miễn dịch cho cơ thể. Những người bị bệnh lao phổi với tình trạng nhiễm khuẩn cao, dễ viêm nhiễm niêm mạc cần được bổ sung vitamin từ nguồn thực phẩm như rau có màu xanh đậm, các loại quả có màu đỏ vàng như cam, cà rốt, xoài,… và những loại thịt có màu đỏ tươi như thịt lợn, thịt bò, gan.

Những loại thuốc điều trị lao khiến lượng kẽm trong cơ thể người bệnh thiếu hụt nghiêm trọng, biểu hiện rõ rệt nhất là tình trạng chán ăn, suy giảm miễn dịch. Người bệnh lao phổi nên ăn các thực phẩm như củ cải, lòng đỏ trứng gà, đậu tương, đậu Hà Lan để bù lại lượng kẽm thiếu hụt.

Một lưu ý quan trọng là thức ăn cho bệnh nhân lao phổi cần chia nhỏ thành nhiều bữa, thức ăn đa dạng, nên dưới dạng mềm hoặc nước cho dễ ăn.

Người bệnh lao nên kiêng gì?

Để quá trình điều trị lao diễn ra thuận lợi, người bệnh lao cần kiêng những nhóm thực phẩm sau:

  • Không nên ăn những thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ
  • Đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu hay nước trà đặc, những thứ này sẽ gây rối loạn thần kinh, có thể gây ra những cơn sốt dài.

nguoi-benh-lao-phoi-nen-gi-va-kieng-gi

  • Các món cay như ớt, tiêu, gừng, hẹ hay hạt cải,… tuyệt đối không được sử dụng, chúng sẽ kích thích khí quản dẫn tới tình trạng ho dữ dội hơn, thậm chí ho ra máu.
  • Người bị lao phổi không nên uống cafe vì hàm lượng cafein trong cafe sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của việc điều trị.
  • Những thực phẩm giàu chất béo, hay mộc nhĩ cũng không nên ăn vì chúng sẽ khiến quá trình đông máu kéo dài, máu khó đông.
  • Axit oxalic trong rau chân vịt (rau bina) khi kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành canxi không hòa tan, gây thiếu canxi, vì vậy trong quá trình điều trị lao phổi, không nên ăn loại rau này.

Trên đây là những tổng hợp những nhóm thực phẩm nên ăn và nên kiêng cho bệnh nhân lao phổi. Hi vọng với những lưu ý bệnh lao phổi nên ăn và kiêng ăn gì, bạn sẽ có chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất giúp hỗ trợ quá trình điều trị lao phổi nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Từ khóa liên quan:

  • thực đơn cho người bệnh lao phổi
  • cách chăm sóc người bệnh lao phổi
  • bệnh lao phổi có chữa được không
  • bệnh lao phổi lây qua đường nào
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter