Nước tiểu màu trắng đục là bệnh gì?

Khi đi tiểu ra nước tiểu màu trắng đục hoặc để lâu thì có cặn như vôi thường là biểu hiện của 3 bệnh về bài tiết: tiểu mủ, tiểu phosphate và tiểu dưỡng chấp. Đây là những bệnh nguy hiểm nếu để lâu. Nếu có triệu chứng tiểu đục thì phải đi khám bác sĩ để được sớm tư vấn và chữa trị.

Khi đi tiểu ra nước tiểu màu trắng đục hoặc để lâu thì có cặn như vôi thường là biểu hiện của 3 bệnh về bài tiết: tiểu mủ, tiểu phosphate và tiểu dưỡng chấp. Đây là những bệnh nguy hiểm nếu để lâu. Nếu có triệu chứng tiểu đục thì phải đi khám bác sĩ để được sớm tư vấn và chữa trị.

Nước tiểu màu trắng đục là bệnh gì?

Nếu là hiện tượng nước tiểu đục như nước vo gạo thì thường gặp 3 khả năng sau: tiểu phosphate, tiểu mủ và tiểu dưỡng chấp.

nuoc-tieu-mau-trang-duc-la-benh-gi

Triệu chứng của tiểu mủ là: nước tiểu đục như nước vo gạo, để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Tiểu mủ gặp trong trường hợp viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia hoặc gặp trong trường hợp đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn như: thận bị ứ mủ do sỏi, lao thận.

Triệu chứng là tiểu giắt buốt, sốt, đau hông lưng. Khám, siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh. Điều trị bằng kháng sinh. Nếu có sỏi thì áp dụng biện pháp phẫu thuật.

Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Triệu chứng điển hình chính là nước tiểu đục như nước vo gạo, nếu để lắng xuống có thể nhìn thấy cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu vẫn thấy có lúc nước tiểu trong.

Đây là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid.

Tiểu dưỡng chấp gây nên do mắc bệnh giun chỉ với các triệu chứng như:

  • Nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo
  • Có váng mỡ để lắng lại có những mảng keo
  • Mảng trắng sữa như sữa đông hoặc mỡ động vật

Nên đến các trung tâm y tế kiểm tra xem nguyên nhân do đâu để các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước tiểu màu trắng đục

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho nước tiểu màu trắng đục do chế độ ăn uống hoặc cơ thể mắc một số bệnh lý nào đó… Một số nguyên nhân thường gặp:

Một nguyên nhân khác khiến nước tiểu bị đục đó là do chúng ta không uống đủ nước hàng ngày. Lượng nước không đủ nên không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu. Cách khắc phục đơn giản là uống thêm nước mỗi ngày (đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1-2 lít), nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Các loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng tới màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn. Ngoài ra, nước cam, sữa, củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục.

Tương tự như vậy, rượu sẽ làm mất đi độ trong của nước tiểu. Nếu thay đổi khẩu phần dinh dưỡng ăn hàng ngày nước tiểu sẽ trong và trở lại bình thường. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi.

Vi khuẩn hoặc vi rút có thể xâm nhập và gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, làm cho nước tiểu chuyển sang màu đục. Ngoài ra, khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh cũng có thể kèm theo cảm giác đau, và nóng rát khi đi tiểu.

Ngoài triệu chứng nước tiểu màu trắng đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt, đau hông lưng. Thậm chí tiểu có mủ. Cần đến cơ sở y tế để siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh.

Là do có đường rò từ hệ thống mạch bạch huyết vào đường tiết niệu, làm cho có dưỡng chấp trong nước tiểu. Dưỡng chấp là chất có trong hệ thống mạch bạch huyết, thành phần chủ yếu là lipid.

Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục.

Là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Những lúc khác người đó đi tiểu trong.

Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và người đó uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.

Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục. Khi uống các loại thuốc như: Thuốc điều trị đái tháo đường; Vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho.

Ở người khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Khi nước tiểu màu trắng đục như nước vo gạo thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp vấn đề về thận hoặc đường tiết niệu, bạn nên thăm khám để biết chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. 

Từ khóa liên quan:

  • nước tiểu trắng đục đầu bãi
  • đi tiểu có cặn màu trắng đục cuối bãi
  • đi tiểu ra bột màu trắng
  • nước tiểu đục ở trẻ em
  • nước tiểu màu trong suốt
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter