Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bệnh sốt xuất huyết chỉ lây qua đường muỗi đốt, hoàn toàn không lây qua đường không khí và người truyền sang người. Sốt xuất huyết khi bị tái phát lại sẽ nặng hơn, khó điều trị hơn nên người bệnh cần phải hết sức cẩn thận.
Bệnh sốt xuất huyết chỉ lây qua đường muỗi đốt, hoàn toàn không lây qua đường không khí và người truyền sang người. Sốt xuất huyết khi bị tái phát lại sẽ nặng hơn, khó điều trị hơn nên người bệnh cần phải hết sức cẩn thận.
Sốt xuất huyết (SXH) là căn bệnh lây qua đường muỗi chích. Điều đó có nghĩa là bạn vẫn có thể bị sốt xuất huyết nếu như nhà bạn có muỗi lây truyền bệnh. Loại muỗi này gọi là muỗi vằn có tên khoa học là muỗi A. Aegypti.
Loại muỗi này thường sống cả trong nhà và cả ngoài trời, rất ưa hút máu người và đốt rất dai cho đến khi no mới thôi. Thời gian chúng thường hút máu vào ban ngày, nhất là vào lúc sáng sớm và cả lúc chập tối. Chúng thường đẻ trứng ở nước sạch như nước lọ cắm hoa, ở chum vại dự trữ nước sinh hoạt, ở các lốp xe hỏng có đọng nước, máng nước, các hồ, ao tù, nước đọng.
Sau khoảng 2 tuần lễ, trứng muỗi sẽ phát triển thành loăng quăng (bọ gậy), nếu nhiệt độ của môi trường thích hợp (trên 32 độ) thì chỉ cần trong vòng 7 ngày. Muỗi trưởng thành sẽ hút máu người bệnh sốt xuất huyết và truyền vi-rút Dengue gây bệnh sốt xuất huyết cho người lành qua vết muỗi đốt hút máu.
Vi-rút Dengue có 4 týp huyết thanh (từ D1 – D4) đều có khả năng gây bệnh cho nên nếu đã mắc bệnh týp D1 rồi thì vẫn có thể mắc bệnh týp khác (D2, D3, D4). Những vùng, địa phương lần đầu có bệnh sốt xuất huyết thì mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, bởi vì chưa có miễn dịch với bệnh sốt xuất huyết.
Virut Dengue gây bệnh SXH có 4 týp huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Khi mắc bệnh, cơ thể chỉ tạo ra kháng thể bảo vệ đối với 1 týp virut vừa bị mắc, các týp còn lại thì không. Vì vậy, người bệnh vẫn có thể mắc SXH trở lại.
Việc tái mắc vẫn xảy và và lần mắc sau sẽ nặng hơn lần trước. Nếu người mắc SXH lần hai, thủ phạm gây bệnh thường là týp vi trùng khác. Khi đó, hai kháng thể của hai týp vi trùng khác nhau cùng tồn tại trong cơ thể người sẽ làm bệnh trầm trọng hơn, gây phản ứng, làm tăng xuất huyết thành mạch, tăng cô đặc máu, choáng, trụy mạch…
Bệnh sốt xuất huyết thường sốt từ 2-7 ngày. Triệu chứng nguy hiểm có thể tử vong là sốc trụy tim mạch, thường xảy ra từ ngày thứ 3-6 của bệnh (85% rơi vào ngày thứ 4-5 của bệnh).
Ở những nơi có muỗi vằn sinh sống và có người mang vi rút Dengue thì khả năng lây bệnh SXH là rất cao, đặc biệt là trẻ em. Bệnh có thể lây thành dịch, nhất là vào mùa mưa. Vì thế, biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất hiện nay vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng, ngừa muỗi chích.
Tóm lại, mỗi người có thể sẽ mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời vì virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau. Bệnh sốt xuất huyết chỉ lây qua đường muỗi đốt chính vì vậy biện pháp ngừa sốt xuất huyết chủ yếu phòng tránh là chính.
Từ khóa liên quan:
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...
Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...
Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...
Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...