Triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn & cách điều trị

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn là: sốt cao 39-40 độ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy & kèm theo một số biểu hiện khác. Điều trị sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người, hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà nếu bệnh nhẹ.

Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết ở người lớn là: sốt cao 39-40 độ, nhức đầu, mệt mỏi, đau họng, tiêu chảy & kèm theo một số biểu hiện khác. Điều trị sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người sang người, hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà nếu bệnh nhẹ.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở trẻ em, nhưng năm nay số người lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm trước.

3 triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn thường gặp nhất

Triệu chứng đầu tiên của sốt Xuất huyết là sốt dengue kéo dài từ 2-7 ngày với các biểu hiện:

Sốt cao có thể lên đến 39-40 độ C, cơ thể có cảm giác rất mệt mỏi, đau đầu, đau khắp cơ thể;

Đau họng kèm theo cảm giác buồn nôn, có thể bị tiêu chảy;

Với trẻ em có biểu hiện nổi bật là đau họng kèm theo hiện tượng nổi ban.

trieu-chung-sot-xuat-huyet-o-nguoi-lon

Triệu chứng thứ 2 của sốt Xuất huyết là xuất hiện hiện tượng Xuất huyết có thể xuất hiện trong thời gian từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ bệnh với các biểu hiện là:

Xuất huyết khi tiêm chích biểu hiện là xuất hiện các nốt bầm tím quanh nơi tiêm

Xuất huyết tự nhiên biểu hiện là cơ thể có thể xuất hiện các nốt ban

Xuất huyết ngoài da biểu hiện là Xuất huyết ở lòng bàn chân, gan bàn tay, mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay có các nốt bầm tím hoặc các chấm Xuất huyết

Xuất huyết ở niêm mạc với các biểu hiện là thường gặp với phụ nữ là kinh nguyệt có thể kéo dài hơn hoặc ra sớm hơn bình thường; đối với trẻ em và nam giới thường là bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu

Xuất huyết tiêu hóa với các biểu hiện là đi đại tiện ra máu, nôn ra máu kèm theo các biểu hiện liên quan đến thần kinh nhức đầu, đau cơ, đau khớp, trẻ em dưới 5 tuổi có thể bị sốt cao đôi khi có thể co giật

Triệu chứng cuối cùng và nguy hiểm nhất là sốc, xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của chu kỳ bệnh, xuất hiện khi người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt, dấu hiệu nhận biết là trẻ bị mệt li bì, chân tay lạnh, đi tiểu ít, có thể kèm theo nôn hoặc đi đại tiện ra máu.

Dấu hiệu của sốc gồm: Trẻ mệt li bì hoặc vật vã, Chân tay lạnh,tiểu ít, có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.Thời gian diễn ra sốc thường ngắn từ 12 đến 24 h-> đi viện.

Cách điều trị sốt Xuất huyết ?

Sốt Xuất huyết có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng do vậy cần xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh để có thể tìm ra giải pháp điều trị kịp thời :

Giai đoạn điều trị ở nhà : bệnh nhân chỉ có biểu hiện sốt đột ngột từ 2 đến 7 ngày, biện pháp điều trị là cần bù nước cho bệnh nhân.

Giai đoạn cần đưa người bệnh nhập viện trong thời gian ngắn (12-24h): bệnh nhân không thể điều trị bằng cách bù nước bằng đường uống thông thường kèm theo biểu hiện Xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc.

Giai đoạn cần đưa người bệnh nhập viện trong thời gian dài (>24h): bệnh nhân có biểu hiện sốt li bì, chân tay lạnh, mạch đập yếu, ho, viêm họng, khó thở kèm theo các biểu hiện của giai đoạn 2.

Khi nào cần đưa người bị sốt xuất huyết đi viện?

Bệnh sốt xuất huyết có thể nhẹ hoặc nặng. Khi bệnh có dấu hiệu nặng thì cần đi đến bệnh viện ngay lập tức. Tuyệt đối không được tự chữa ở nhà vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các dấu hiệu nguy hiểm đều liên quan đến tình trạng xuất huyết nặng mà ra.

SXH dễ bị biến chứng khi chúng ta lao động hay vận động quá nặng trong thời gian bị bệnh, truyền dịch với tốc độ quá nhanh và số lượng quá nhiều trong lúc bệnh. Người bệnh cũng dễ bị biến chứng nặng khi tiếp xúc với gió mạnh, gió lạnh. Nếu như bị đồng nhiễm với các vi rút, vi khuẩn khác thì tình trạng sẽ trầm trọng thêm. Người bệnh cũng có thể bị nặng thêm nếu như bản thân có sẵn các bệnh lý khác như chảy máu tiêu hóa, huyết áp cao, tiền sử đột qụy não…

Khi có các dấu hiệu bệnh nặng sau, bạn cần đến bệnh viện ngay: sốt có xuất huyết ngoài da, sốt kèm theo đau bụng, kèm theo đi tiểu ra máu, sốt kèm theo đi ngoài phân đen, sốt kèm theo đau đầu tăng dần và ý thức giảm dần hoặc có triệu chứng bại yếu.

Đặc biệt nếu như người bệnh bị mất ý thức đột ngột thì đó là một triệu chứng rất nặng, cảnh báo SXH não. Lúc này nguy cơ khó qua khỏi là rất lớn.

Với trẻ em, nếu như trong SXH trẻ đang quấy khóc mà thấy trẻ giảm quấy khóc và phản ứng chậm chạp, bạn cần hết sức thận trọng vì đó một dấu hiệu cảnh báo nặng thêm về mức độ bệnh.

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp, dịch tiết hay tiếp xúc với người bệnh. Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

trieu-chung-sot-xuat-huyet-o-nguoi-lon

Cách phòng tránh sốt xuất huyết tốt nhất hiện nay vẫn là diệt muỗi, diệt lăng quăng, ngừa muỗi chích.

Vì vậy, khi cảm thấy cơ thể sốt kéo dài, mệt mỏi, đau bụng, chảy máu chân răng, xuất hiện các nốt ban đỏ dưới da,… rất có thể bạn đã bị sốt xuất huyết. Người mắc sốt xuất huyết cần đến ngay BV để tái khám và điều trị kịp thời.

tu khoa

  • sốt xuất huyết có lây từ người sang người không
  • cách phòng bệnh sốt xuất huyết
  • sốt xuất huyết có lây qua đường hô hấp không
  • triệu chứng sốt xuất huyết
  • bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
  • dấu hiệu sốt xuất huyết ở người lớn
  • bệnh sốt xuất huyết có lây không
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter