Cây nhọ nồi là cây gì, chữa bệnh gì, dùng thế nào?

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực là bài thuốc nam quý trong dân gian có thể chữa hiệu quả các bệnh: rong kinh, cầm máu, chữa sốt cao ở trẻ nhỏ, chảy máu cam, tiểu máu, tóc bạc sớm & một số tác dụng khác bên dưới.

Cây nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực là bài thuốc nam quý trong dân gian có thể chữa hiệu quả các bệnh: rong kinh, cầm máu, chữa sốt cao ở trẻ nhỏ, chảy máu cam, tiểu máu, tóc bạc sớm & một số tác dụng khác bên dưới.

Cây nhọ nồi (cỏ mực) là cây gì?

Cây nhọ nồi còn gọi là cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Sở dĩ nhọ nồi được gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra đen như mực.

Cây nhọ nồi - cỏ mực

Cây cỏ mực thuộc loại cây sống một hay nhiều năm, mọc đứng hoặc bò, cao 30–40 cm. Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lông cứng.

Lá nhọ nồi mọc đối, gần như không cuống, mép khía răng rất nhỏ, hai mặt lá có lông. Hoa hình đầu, màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân, gồm hoa cái ở ngoài và hoa lưỡng tính ở giữa. Quả bế dài 3mm, có 2-3 vảy nhỏ, có 3 cạnh, hơi dẹt.

Thành phần dược chất có trong cây nhọ nồi

  • Các glycosides triterpene và Saponins: 6 glycosides loại oleanane : Eclalbasaponins I-VI ( 2 chất mới ly trích được năm 2001 được tạm ghi là XI và XII) , Alpha và Beta-amyrin , Ecliptasaponin D Eclalbatin.
  • Các Flavonoids và Isoflavonoids: Lá và đọt lá chứa Apigenin, Luteolin và các glucosides liên hệ. Toàn cây chứa các isoflavonoids như Wedelolactone, Desmethylwedelolactone, Isodemethylwedelolac tone, Strychnolactone
  • Aldehyd loại terthienyl: Ecliptal ; L-terthienyl methanol; Wedelic acid.
  • Sesquitepne lactone: Columbin.
  • Các sterols như Sitosterol, Stigmasterol,…
  • Các acid hữu cơ như Ursolic acid, Oleanolic acid, Stearic acid, Lacceroic acid ; 3,4-dihydroxy benzoic acid; Protocateuic acid,…

10 bài thuốc chữa bệnh cực hay từ cây nhọ nồi

Nhọ nồi là cây cỏ lành tính, mọc hoang ở nhiều nơi nên rất gần gũi với dân chúng. Trong dân gian, nhọ nồi được truyền miệng với công dụng hữu hiệu là cầm máu, chữa rong kinh, thổ huyết, chảy máu cam, chảy máu dạ dày, hành tá tràng, chữa sốt xuất huyết

Ngoài ra, nhọ nồi còn được dùng phối hợp với những vị thuốc khác để chữa ung thư như: ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, viêm họng,… Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh hay và hiệu quả từ cây nhọ nồi các bạn tham khảo nhé!

1. Uống nước ép cây nhọ nồi giúp cầm máu

Nguyên liệu: cây nhọ nồi (cả cành và lá).

Phương pháp:

  • Rửa sạch cành, lá nhọ nồi.
  • Giã nát cành, lá nhọ nồi sau đó ép lấy nước .
  • Dùng nước uống để cầm máu.

2. Cây nhọ nồi trị chảy máu cam 

Nguyên liệu: nhọ nồi 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g.

Phương pháp:

  • Cho tất cả: nhọ nồi, bạch cập, đại táo, cảm thảo (đã rửa sạch) vào nồi để sắc.
  • Dùng nước đã sắc để uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
  • Uống trong thời gian từ 3 đến 5 ngày.

3. Bài thuốc trị đen tóc, bổ thận từ cây nhọ nồi

Nguyên liệu: lá nhọ nồi với lượng tùy dùng.

Uống nước lá nhọ nồi giúp tóc đen mượt, bổ thận, ích tinh huyết.

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi.
  • Nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa rồi cho vào lọ đậy kín.
  • Khi sử dụng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống.
  • Uống ngày 2 lần có tác dụng làm đen tóc, bổ thận, ích tinh huyết.

4. Cây nhọ nồi trị rong kinh

Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi.

Phương pháp:

  • Giã lá nhọ nồi đã rửa sạch sau đó vắt lấy nước cốt để uống (trường hợp rong kinh nhẹ).
  • Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
  • Lưu ý: có thể sử dụng lá nhọ nồi khô sắc nước uống (trong trường hợp không có lá tươi).

Nguyên liệu: lá nhọ nồi và mã đề (tỷ lệ bằng nhau: 10g hoặc 15g).

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi và mã đề.
  • Giã 2 loại lá trên sau đó ép lấy nước để uống.
  • Uống 3 chén/ngày (uống trước bữa ăn).

Lưu ý: có thể dùng phương pháp nấu cháo nhọ nồi (100 g) với 3 lát gừng để ăn thay cho phương pháp trên.

5. Cây nhọ nồi trị trĩ ra máu

Nguyên liệu: nhọ nồi để nguyên rễ, cành, lá (từ 30 đến 50g).

Phương pháp:

  • Rửa sạch rễ, cành, lá nhọ nồi.
  • Giã nhuyễn (rễ, cành, lá) sau đó cho tất cả vào 1 chén rượu nóng.
  • Dùng dịch đặc để uống và lấy bã đắp vào khu vực trĩ ra máu.
  • Sử dụng từ 3 đến 5 ngày.

Dùng lá, rễ, cành nhọ nồi giã nát và đắp vào khu vực trĩ ra máu.

6. Cầm máu, sát trùng vết thương bằng cây nhọ nồi

Nguyên liệu: một nắm lá nhọ nồi (khoảng 10 đến 15g).

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi.
  • Giã nhuyễn lá nhọ nồi sau đó dùng để đắp lên vết thương.

7. Cây nhọ nồi giúp giảm cân

Nguyên liệu: Lá nhọ nồi 1kg.

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó sấy khô, tán bột.
  • Sử dụng bột nhọ nồi đã tán uống với nước cơm (8g/lần).
  • Uống 1 tuần rồi nghỉ, sau đó lại uống tiếp.

8. Trị tưa lưỡi cho trẻ bằng cây nhọ nồi

Nguyên liệu: Lá nhọ nồi tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g.

Nước cốt lá nhọ nồi hòa mật ong chấm lên lưỡi chữa tưa lưỡi cho trẻ

Phương pháp:

  • Giã nhuyễn lá nhọ nồi, lá hẹ tươi (sau khi đã rửa sạch).
  • Ép lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cho trẻ 2 giờ 1 lần.

9. Hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi

Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi 50g.

Phương pháp:

  • Rửa sạch lá nhọ nồi sau đó giã nát và ép lấy nước.
  • Dùng nước nhọ nồi cho trẻ uống để hạ sốt (mỗi lần khoảng 50ml).
  • Lấy bã đắp trán, bẹn, nách cho trẻ.

Lưu ý: bé dưới 1 tuổi cần đun sôi (nước cốt đã giã) rồi mới cho uống để đảm bảo vô trùng.

10. Trị eczema trẻ em

Nguyên liệu: lá nhọ nồi tươi 50g.

Phương pháp: sắc lấy nước cô đặc, bôi chỗ đau. Thường 2 - 3 ngày sau là dịch rỉ giảm rõ ràng, đóng vẩy, đỡ ngứa, khoảng một tuần là khỏi.

Theo y học cổ truyền, eczema trẻ em thuộc phạm trù thai liễm sang, chủ yếu do thấp nhiệt nội uẩn, phát ra ngoài da, chữa bằng cỏ nhọ nồi da không bị kích ứng.

Trên đây là những bài thuốc chữa bệnh cực hay từ cây nhọ nồi. Tuy nhiên, khi sử dụng nhọ nồi để điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất,… Đặc biệt đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi khi bị sốt chỉ nên sử dụng lá nhọ nồi để đắp (bẹn, nách), hạn chế đường uống để đảm bảo vệ sinh vô trùng cho trẻ…

Từ khóa liên quan:

  • Tác hại của cây nhọ nồi
  • Uống nước cây nhọ nồi có tác dụng gì
  • Uống nước cỏ mực tươi có tác dụng gì
  • Tác dụng của cây nhọ nồi với trẻ em
  • Cây nhọ nồi phơi khô có tác dụng gì
  • Cách uống cây nhọ nồi
  • Cỏ mực phơi khô nấu nước uống
  • Uống cỏ mực nhiều có sao không

 

Bài viết liên quan
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội
Top 6 địa chỉ khám tâm lý uy tín tại Hà Nội

Khám tâm lý uy tín tại Hà Nội bạn có thể đến Phòng khám TuNa 26 Phố Vọng, Trung tâm hỗ trợ tâm lý cộng đồng SPC 37 Tạ Quang Bửu, trường dạy trẻ tự kỷ Ánh Sao Mai,… là những địa chỉ chuyên tư vấn và điều trị các bệnh lý liên...

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ
Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ

Chi phí sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ với gói sinh dịch vụ Khu A: sinh thường không bảo hiểm y tế 15.198.000đ, Mổ lấy thai lần đầu không bảo hiểm y tế: 21.346.000đ, mổ lấy thai lần 2 trở lên (không bảo hiểm y tế): 22.546.000đ.....

Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương
Chi phí mổ cận thị tại viện mắt Trung Ương

Giá mổ mắt cận thị tại Bệnh viện Mắt Trung Ương vào khoảng 11-16 triệu/ mắt chưa bao gồm chi phí phòng (nếu ở lại), chi tiết điều kiện mổ mắt, quy trình & cách chăm sóc mắt sau mổ cận thị bên dưới.

Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?
Bệnh viện Việt Đức – Hà Nội chuyên điều trị về bệnh gì?

Bệnh viện Việt Đức Hà Nội chuyên về phẫu thuật ngoại khoa và điều trị bệnh nam khoa hàng đầu cả nước với nhiều ca phẫu thuật khó như: phẫu thuật Thần kinh Sọ não, Tim mạch, Gan mật, Tiết Niệu, phẫu thuật điều trị...

Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bảng giá dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bảng giá khám dịch vụ Bệnh viện Nhi Đồng 2 có mức giá khám như sau: khám hẹn giờ chọn bác sĩ: 200.000đ, khám theo dịch vụ (KTC) 100.000đ, khám chuyên khoa (khu 371) 50.000đ,… kèm theo bảng giá tiêm chủng ngừa vắc xin, lịch làm việc...

Subscribe to newsletter