Viêm đường tiết niệu ở nam giới có bị vô sinh không?

Viêm đường tiết niệu ở nam giới có thể do vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, các loại nấm,… gây ra. Bệnh có biểu hiện tiểu gắt, tiểu khó, nước tiểu có màu sậm hoặc vàng đục, có mùi khai và tanh. Bệnh nhân cần được khám và điều trị kịp thời, nếu không bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh.

Viêm đường tiết niệu ở nam giới có thể do vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, các loại nấm,… gây ra. Bệnh có biểu hiện tiểu gắt, tiểu khó, nước tiểu có màu sậm hoặc vàng đục, có mùi khai và tanh. Bệnh nhân cần được khám và điều trị kịp thời, nếu không bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh.

Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây ra. Viêm đường tiết niệu ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề sinh hoạt, đời sống hằng ngày, công việc hay thậm chí đe dọa đến chức năng sinh sản của người bệnh,… là một căn bệnh vùng kín không chỉ gặp ở nữ giới mà nam giới cũng dễ dàng trở thành đối tượng của căn bệnh này.

Vì vậy theo kinh nghiệm của các bác sĩ chuyên về tiết niệu, nam giới khi bị viêm đường tiết niệu cần được khám và điều trị kịp thời, nếu không bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu ở nam giới như do vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, do quan hệ tình dục với bạn tình mắc bệnh đường sinh dục mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn. Ngoài ra, viêm đường tiết niệu ở nam giới còn do các nguyên nhân:

Do vi khuẩn gây bệnh E.coli hoặc các vi khuẩn khác như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn,các loại nấm,…

Do vấn đề vệ sinh cơ quan sinh dục không sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.

Do việc quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bừa bãi với nhiều người.

Do “cậu bé” bị chấn thương hoặc thường xuyên phải cọ sát với quần áo,… cũng có thể gây hại cho niệu đạo, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến đường tiết niệu.

Triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới

Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới rất rõ ràng như:

Cảm thấy bụng khó chịu, đi tiểu gắt, tiểu khó, đi tiểu nhiều và mỗi lần chỉ đi với số lượng nước tiểu rất ít.

Bị đau buốt và có cảm giác như bị kim châm khi tiểu tiện.

Đi tiểu thấy nước tiểu có màu sậm hoặc vàng đục, có mùi khai và ngày càng nặng mùi hơn.

Cảm thấy đau rát ở vùng bụng dưới và vùng thắt lưng.

Khi viêm đường tiết niệu trở lên nặng, có thể khiến người bệnh đau lưng dữ dội, ớn lạnh, sốt, buồn nôn.

Khi có các triệu chứng kể trên, người bệnh nên đi khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến bàng quang, thận hoặc tổn thương hệ Tiết niệu.

Viêm đường tiết niệu ở nam giới có bị vô sinh không?

Viêm đường tiết niệu làm tăng lượng PH trong tinh dịch, điều này không có lợi cho sự phát triển của tinh trùng. Từ đó, sẽ ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng tinh trùng và khả năng di chuyển của nó.

Nếu bệnh kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan ngược dòng làm viêm các cơ quan khác trong hệ thống sinh dục như viêm mào tinh hoàn. Điều này sẽ ảnh hưởng tới số lượng, chất lượng cũng như hoạt động của tinh trùng.

Đặc biệt, trường hợp viêm đường tiết niệu mãn tính sẽ khiến đường tiết niệu bị hẹp, việc xuất tinh khó khăn, lâu dần làm rối loạn chức năng sinh lí ở nam giới thậm chí gây vô sinh nam.

Phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu bằng cách nào?

Nam giới muốn phòng ngừa viêm đường tiết niệu, cần chú ý các vấn đề sau:

Cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt ở bộ phận sinh dục và sau khi đại tiện hoặc quan hệ tình dục. Nên quan hệ tình dục an toàn và sử dụng bao cao su khi quan hệ nhằm tránh lây lan các bệnh qua đường tình dục.

Nên uống nhiều nước mỗi ngày nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây hại khỏi cơ thể.

Không được nhịn tiểu vì khi nhịn nước tiểu bị ứ đọng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.

Nên chọn và mặc quần lót vừa người, không quá chật, không quá rộng, tránh mặc loại quần không hút ẩm.

Cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hạn chế vi khuẩn xâm nhập bằng cách tăng cường bổ sung vitamin C hằng ngày.

Vì vậy, nam giới cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh viêm đường tiết niệu và thực hiện các cách phòng tránh viêm đường tiết niệu để có một cơ thể khỏe mạnh nhất.

Từ khóa:

  • điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà
  • viêm đường tiết niệu nên ăn gì
  • nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nam giới
  • chữa viêm đường tiết niệu bằng thuốc nam
  • viêm đường tiết niệu mãn tính ở nam giới
  • bệnh viêm đường tiết niệu có lây không

Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter