Chi phí xét nghiệm Chlamydia bao nhiêu và cách phòng tránh?

Bệnh Chlamydia là một bệnh đường sinh dục khá phổ biến hiện nay, mặc dù không gây nguy hiểm nghiêm trọng như bệnh sùi mào gà, herpes sinh dục, lậu… nhưng có thể bị tái phát nhiều lần làm cho người bệnh đau ngứa và phiền toái. Vậy chi phí xét nghiệm Chlamydia bao nhiêu và cách phòng tránh bệnh này như thế nào?

Bệnh Chlamydia là một bệnh đường sinh dục khá phổ biến hiện nay, mặc dù không gây nguy hiểm nghiêm trọng như bệnh sùi mào gà, herpes sinh dục, lậu… nhưng có thể bị tái phát nhiều lần làm cho người bệnh đau ngứa và phiền toái. Vậy chi phí xét nghiệm Chlamydia bao nhiêu và cách phòng tránh bệnh này như thế nào?

Bệnh Chlamydia là gì?

Bệnh Chlamydia là một trong những bệnh đường sinh dục khá phổ biến hiện nay, bệnh nhiễm trùng vùng kín, bộ phận sinh dục, đây là bệnh xã hội phổ biến nhiều người mắc phải nhưng rất khó phát hiện sớm do những triệu chứng của bệnh khá mờ nhạt.

Chlamydia chỉ có thể lây qua đường tình dục không an toàn từ người sang người và không giống như các bệnh xã hội khác như: lậu, sùi mào gà, herpes sinh dục có thể lây nhiễm khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.

Vi khuẩn Chlamydia trachomatis chỉ có thể tồn tại được ở tế bào da, niêm mạc con người, khi rời khỏi môi trường tế bào này, vi khuẩn sẽ nhanh chóng chết đi, không thể tồn tại ở quần áo, vật dụng cá nhân nên không có khả năng lây nhiễm qua các hình thức này.

Dấu hiệu của bệnh Chlamydia

Mọi hình thức quan hệ tình dục đều có thể làm lây nhiễm chlamydia và đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này nhất là phụ nữ trong độ tuổi từ 15 – 25.

Một số căn bệnh nhiễm trùng mà bệnh nhân chỉ mắc phải 1 lần trong đời nhưng với chlamydia thì người bệnh có thể bị tái phát nhiều lần, thậm chí vài lần trong một năm. Lần phát bệnh đầu tiên thường biểu hiện ở dạng Chlamydia cấp tính với các triệu chứng diễn biến khá nhanh, làm cơ thể người bệnh chịu nhiều đau đớn và phiền toái.

Chlamydia gây bệnh có những loại nào?

Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm để tìm Chlamydia trong cơ thể nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Có rất nhiều loại Chlamydia gây bệnh khác nhau trong cơ thể con người, cụ thể:

Chlamydophila psittaci gây nhiễm trùng đường hô hấp do tiếp xúc gần với gia cầm bị nhiễm bệnh.

Nhiễm Chlamydia trachomatis là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở các nước phát triển. Chlamydia trachomatis thường lây nhiễm vào cơ quan sinh dục là chủ yếu, ngoài ra nó còn lây nhiễm vào kết mạc, hầu họng, niệu đạo và trực tràng.

Dạng thứ hai của Chlamydia trachomatis gây ra các bệnh mắt hột (trachoma), là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng mù lòa có thể phòng ngừa. Loại này được truyền qua tiếp xúc trực tiếp của trẻ sơ sinh với cổ tử cung của người mẹ trong quá trình sinh nở hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với cơ quan sinh dục trong quá trình hoạt động tình dục.

Chlamydia có thể được tìm thấy trong các trường hợp mắc bệnh viêm vùng chậu, đặc biệt là trong giới trẻ. Hầu hết phụ nữ mắc Chlamydia mà không có triệu chứng.

Trường hợp nào cần xét nghiệm Chlamydia

Người trong độ tuổi trưởng thành và có quan hệ tình dục thường xuyên, quan hệ nhiều hơn 1 bạn tình là đối tượng cần thực hiện xét nghiệm Chlamydia bằng máu hoặc dịch sinh dục. Ngoài các đối tượng dễ lây nhiễm Chlamydia do quan hệ tình dục bừa bãi gây ra, những đối tượng như bà bầu, những người có tiền sử mắc chlamydia nên thực hiện xét nghiệm này.

xet-nghiem-chlamydia

Làm xét nghiệm Chlamydia thực chất chỉ là một loại xét nghiệm sinh hóa nhỏ giúp phát hiện sớm vi khuẩn Chlamydia trên cơ thể người bệnh với các loại xét nghiệm chính như:

Xét nghiệm Chlamydia dịch hay còn gọi là Quick test: xét nghiệm này được thực hiện từ mẫu bệnh phẩm là dịch sinh dục. Để có kết quả nhanh thì nên lấy giọt sương mai đầu dương vật vào buổi sáng là tốt nhất. Tuy nhiên, một số trường hợp mới bị nhiễm bệnh, nồng độ kháng nguyên còn yếu thì có thể sẽ có tỷ lệ âm tính giả. Vì vậy, nam giới nên làm thêm các xét nghiệm khác để có kết quả chính xác hơn.

Xét nghiệm Chlamydia IgG và Chlamydia IgM: đây là những xét nghiệm kháng thể phát hiện IgG và IgM trong huyết thanh bệnh nhân. Đồng thời, đánh giá tình trạng nhiễm Chlamydia cấp tính hay mạn tính.

Xét nghiệm PCR Chlamydia: loại xét nghiệm bệnh Chlamydia này được thực hiện từ mẫu bệnh phẩm là dịch sinh dục với kĩ thuật xét nghiệm hiện đại. Đây là phương pháp tốt nhất để xác định Chlamydia trachomatis, cho kết quả nhanh, độ nhạy và đặc hiệu của xét nghiệm rất cao.

Chi phí xét nghiệm Chlamydia?

Hiện nay có rất nhiều địa chỉ thực hiện xét nghiệm Chlamydia với mức giá phải chăng. Tùy theo phương pháp thực hiện, giá xét nghiệm Chlamydia dao động và khác nhau ở các cơ sở y tế, nhưng nhìn chung dao động trong khoảng 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Chi phí xét nghiệm Chlamydia tùy thuộc vào phương pháp bác sĩ sau thăm khám lâm sàng chỉ định và sự lựa chọn của bệnh nhân, đồng thời phụ thuộc vào chất lượng cơ sở khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế tại cơ sở đó.

Việc xét nghiệm Chlamydia không quá đắt vì vậy ngay khi thấy những biểu hiện bệnh hoặc bạn nằm trong số những đối tượng dễ mắc Chlamydia thì hãy đi khám để có thể kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân.

Hãy tới những Cơ sở y tế có áp dụng bảo hiểm theo quy định để người bệnh có thể yên tâm thăm khám với giá cả phù hợp nhất!

Khi mắc bệnh Chlamydia cần lưu ý gì?

Sau khi làm xét nghiệm Chlamydia, bác sĩ sẽ cho đơn thuốc điều trị cụ thể. Tuy nhiên ngoài việc dùng thuốc theo đơn thì có một số vấn đề bạn cần lưu ý:

Trước hết cần loại bỏ tất cả những chiếc quần lót đang sử dụng hoặc ngâm vào dung dịch xà phòng đặc ít nhất 30 phút, sau đó xả sạch bọt xà phòng cho vào luộc trong nước sôi 100 độ C. Cuối cùng đem phơi tại nơi có ánh nắng và thoáng gió, dùng bàn là ủi lại nhằm diệt vi trùng và nấm sót lại.

Không nên giặt chung quần lót với các loại quần áo khác, nên sử dụng các loại quần lót sáng màu và chất liệu cotton mềm thoáng.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, tốt nhất không nên quan hệ trong thời gian này để quá trình điều trị tiến triển một cách tốt nhất.

Không nên tùy tiện thụt rửa âm đạo bằng bất kỳ loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nào. Nên rửa âm đạo bằng nước chè tươi 2 lần/ngày. Vừa làm sạch lại khử mùi hôi, mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

Tóm lại, bệnh Chlamydia là bệnh nhiễm trùng vùng kín, bộ phận sinh dục rất khó phát hiện sớm do những triệu chứng khá mờ nhạt. Vì vậy bạn cần phải thực hiện các xét nghiệm mới có được kết quả chính xác với chi phí xét nghiệm không quá cao.

Từ khóa liên quan:

  • nguyên nhân nhiễm chlamydia
  • bệnh chlamydia o nam gioi
  • chlamydia trachomatis là gì
  • bệnh chlamydia có chữa khỏi được không
  • chlamydia test nhanh
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter