Túi thai là gì? Xuất huyết quanh túi thai có sao không?

Túi thai là nơi nuôi dưỡng thai nhi từ khi hình thành hợp tử thường xuất hiện vào ngày thứ 17 (tuần thứ 3) của thai kỳ có đường kính khoảng 2-3mm. Xuất huyết túi thai là trường hợp bạn đang bị động thai, khi đó bạn cần kiêng cử quan hệ, hạn chế đi lại nhiều và dùng thuốc dưỡng thai theo toa bác sĩ.

Túi thai là nơi nuôi dưỡng thai nhi từ khi hình thành hợp tử thường xuất hiện vào ngày thứ 17 (tuần thứ 3) của thai kỳ có đường kính khoảng 2-3mm. Xuất huyết túi thai là trường hợp bạn đang bị động thai, khi đó bạn cần kiêng cử quan hệ, hạn chế đi lại nhiều và dùng thuốc dưỡng thai theo toa bác sĩ.

Túi thai là gì? xuất hiện vào tuần thứ mấy của thai kì?

Túi thai là nơi nuôi dưỡng thai nhi từ khi hình thành hợp tử nhỏ xíu tới khi bé chào đời. Thông thường, vào ngày thứ 17 của thai kỳ, các bác sĩ đã có thể phát hiện ra túi thai bằng cách thực hiện phương pháp siêu âm đầu dò qua âm đạo của người mẹ.

Đường kính của túi thai rơi vào khoảng từ 2-3 mm nhưng mẹ sẽ không thể phát hiện túi thai sớm nếu thực hiện biện pháp siêu âm bụng thông thường.

xuat-huyet-quanh-tui-thai-co-sao-khong

Từ tuần thứ 5 hoặc thứ 6 của thai kỳ, bác sĩ sẽ thấy rõ có túi thai hay không thông qua siêu âm. (Ảnh minh họa)

Nếu sau 17 ngày vẫn chưa nhìn thấy túi thai, các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Mẹ hãy kiên nhẫn chờ đợi và tiến hành kiểm tra lại vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ. Lúc đó mẹ sẽ nhận được kết quả chính xác nhất.

Bắt đầu từ tuần thứ 5 kể từ khi trứng được thụ tinh, quá trình hình thành phôi thai sẽ được diễn ra trong cơ thể mẹ, kể từ đó em bé sẽ tiếp tục phát triển trong từng giai đoạn của thai kỳ.

Trường hợp túi thai giả là gì?

Túi thai thật trong lòng tử cung được xác định qua siêu âm khi có Yolk sac (một thuật ngữ liên quan đến quá trình siêu âm thai ở những tuần đầu tiên, cụ thể là siêu âm túi thai), phôi thai…. Trong khi đó túi thai giả cũng có cấu trúc gần giống túi thai nhưng không có những thành phần của thai.

Để xác định chính xác, mẹ bầu hãy tiến hành làm xét nghiệm máu đo nồng độ beta hCG. Nếu xét nghiệm này dương tính thì chứng tỏ bạn đang có thai.

Nguyên nhân xuất huyết quanh túi thai là gì?

Hiện nay nguyên nhân xuất huyết quanh túi thai vẫn chưa xác định rõ ràng, tuy nhiên hiện tượng này thường gặp ở:

  • Những người mang thai có nội tiết kém hay những người mới mang thai nhưng vận động nhiều khiến cho thành tử cung sẽ bị rỉ máu.
  • Mẹ bầu mang thai khi tuổi đã ngoài 40.
  • Trứng tự tách khỏi tử cung và gây nên vết tụ máu.

Xuất huyết quanh túi thai có sao không?

Nhiều mẹ bầu vẫn thường hỏi chúng tôi liệu xuất huyết quanh túi thai có nguy hiểm không, có ảnh hưởng nhiều đến thai nhi không. Điều này 1 phần phụ thuộc vào chính cách xử lý của các thai phụ. Bởi vì tụ dịch cạnh túi thai nếu xử lý sớm và đúng cách thì không có gì đáng lo cả. Tuy nhiên nếu như không điều trị kịp thời, thì cả mẹ và bé đều phải đối mặt với những biến chứng thai kì vô cùng nguy hiểm.

Xuất huyết quanh túi thai mức nhẹ chỉ gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai. Nhưng khi vết tụ dịch trở nên lớn hơn, sẽ tạo ra áp lực vô cùng lớn lên túi thai. Từ đó dẫn đến bong màng nuôi, dọa sảy thai và thậm chí là sảy thai.

Bị xuất huyết quanh túi thai phải làm sao?

Hỏi:

Tôi đi khám thai, em bé được 11 tuần rồi, tim thai, độ mờ da gáy … đều trong ngưỡng bình thường, nhưng bác sĩ chuẩn đoán tôi bị ” Xuất huyết quanh túi thai 40%“. Nhưng tôi không hề thấy hiện tượng ra máu, mà chỉ có 1 ít chất dịch nhầy màu trắng đục.

Tôi xin hỏi bác sĩ, trường hợp của tôi có nguy hiểm không? Và tôi phải kiêng cữ những gì để em bé phát triển khỏe mạnh. Xin sớm nhận được câu trả lời của bác sĩ. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Kết quả siêu âm cho thấy xuất huyết quanh túi thai có nghĩa là bạn đang bị động thai, bạn cần phải dùng thuốc dưỡng thai theo toa bác sĩ, không được giao hợp với chồng đồng thời bạn cần phải nghỉ ngơi và hạn chế đi lại.

Đối với dọa sẩy thai thì tùy mức độ mà có hướng xử trí khác nhau, thông thường xuất huyết quanh túi thai nặng phải nhập viện, nhẹ hơn thì nghỉ ngơi tại nhà, hạn chế vận động, làm việc nhẹ nhàng, sử dụng thuốc giảm co bóp tử cung, thuốc nội tiết tiêm hoặc uống hoặc đặt âm đạo, thuốc bổ vitamin nữa. Bạn hãy đi khám lại tại bệnh viện chuyên khoa sản nhé.

Nếu việc điều trị có kết quả thì thai vẫn tiếp tục phát triển bình thường, nếu không hiệu quả thì sẽ dẫn tới sảy thai. Chúc bạn khỏe.

Tóm lại, xuất huyết quanh túi thai là một triệu chứng nguy hiểm khi mang thai trong những tháng đầu. Do đó, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa sản để được tư vấn thăm khám và có chế độ dưỡng thai hợp lí. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Từ khóa liên quan:

  • xuất huyết quanh túi thai 5%
  • xuất huyết quanh túi thai 15%
  • xuất huyết quanh túi thai 4 tuần
  • xuất huyết quanh túi thai 20
  • xuất huyết sau túi thai
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter