Check ngay 10 thông số xét nghiệm nước tiểu cơ bản nhất
Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số quan trọng nhất gồm: tế bào bạch cầu, nitrat, Glu, asc, Ket, Ure và một số thông số khác giúp xác định một số bệnh: tiểu đường, ung thư, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng máu & một số bệnh phổ biến khác.
Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số quan trọng nhất gồm: tế bào bạch cầu, nitrat, Glu, asc, Ket, Ure và một số thông số khác giúp xác định một số bệnh: tiểu đường, ung thư, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng máu & một số bệnh phổ biến khác.
Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện những bệnh gì?
Bạn đi tiểu bao nhiêu lần mỗi ngày? Phần lớn chúng ta không thể trả lời câu hỏi này hoặc biết rằng số lần chúng ta đi là quá ít. Tuy nhiên, bạn có thể ngạc nhiên nếu biết rằng nước tiểu chứa đựng những thông tin giá trị về sức khỏe. Dưới đây là 5 bệnh có thể phát hiện được qua nước tiểu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng xảy ra ở bất cứ nơi nào trên hệ tiết niệu, dù đó là thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo. Các triệu chứng của nhiễm trùng tiết niệu gồm thường xuyên mót tiểu, đau khi đi tiểu, nước tiểu có màu đục hoặc thậm chí nước tiểu có màu hồng/đỏ, và nước tiểu nặng mùi.
- Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm mẫu nước tiểu đơn giản. Kháng sinh là cách điều trị thông dụng nhất, và các triệu chứng sẽ hết trong vòng vài ngày.
- Bình thường nước tiểu có màu nhạt và có thể trở nên gần như không màu trong suốt cả ngày. Nước tiểu có màu vàng sẫm, thậm chí đôi khi như màu hổ phách, có thể là dấu hiệu bạn đang bị mất nước.
- Khi uống không đủ nước, nước tiểu bị cô đặc và có nồng độ các chất cặn bã vượt mức, khiến cho nó có màu sẫm hơn. Tình trạng mất nước xảy ra khi cơ thể không có đủ lượng nước để hoạt động bình thường. Tình trạng này thông thường có thể khắc phục dễ dàng.
- Pteridines là nhóm chất chuyển hóa được bài xuất ra nước tiểu. Người ta thấy rằng các bệnh nhân ung thư sẽ bài xuất chất này nhiều hơn mức “bình thường”. Các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Missouri (Mỹ) đã phát triển một phương pháp sáng lọc mới để chẩn đoán và xác định mức độ nặng của ung thư vú bằng kỹ thuật này.
- Xác định lượng pteridines trong nước tiểu của một người sẽ giúp phát hiện ung thư trước khi chụp X quang vú. Trong các thử nghiệm tới đây, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ thấy hiệu quả của xét nghiệm này trong việc phát hiện các loại ung thư khác.
- Có lẽ bạn đã từng nghe người ta đồn rằng xét nghiệm thử thai tại nhà có thể phát hiện ung thư tinh hoàn ở nam giới. Lời đồn này phần nào là đúng sự thật.
- Xét nghiệm thử thai tại nhà hoạt động bằng cách phát hiện hoóc môn Beta-HCG, được bánh rau sản sinh ra khi người phụ nữ mang thai. Điều đáng chú ý là hoóc môn này cũng được tiết ra từ một số khối u, bao gồm một số – nhưng không phải tất cả – các trường hợp ung thư tinh hoàn.
- Tuy nhiên, không nên dùng xét nghiệm thử thai tại nhà như một công cụ để tự chẩn đoán căn bệnh ung thư chết người này. “Các bằng chứng hiện có không cho thấy là việc sàng lọc cho toàn bộ nam giới bằng xét nghiệm HCG nước tiểu (hay các xét nghiệm máu hoặc nước tiểu khác để tìm bất kỳ chất chỉ điểm ung thư nào khác) có thể phát hiện được ung thư tin hoàn đủ sớm để giảm được tỷ lệ tử vong do ung thư tinh hoàn”, các chuyên gia giải thích.
- Ở những người bị bệnh tiểu đường, đường sẽ tích tụ lại trong máu. Một lượng đường lớn trong máu sẽ khiến thận rất khó lọc bỏ. Do đó lượng đường thừa sẽ được bài xuất ra nước tiểu.
- Khát nhiều và tiểu nhiểu – những triệu chứng cổ điển của bệnh tiểu đường – chính là hậu quả của tình trạng này. Lượng đường thừa có thể khiến nước tiểu có mùi ngọt. Thai nghén cũng làm thay đổi cách thức lọc máu của thận, do đó nước tiểu có mùi “ngòn ngọt” cũng có thể là dấu hiệu bạn đang mang thai.
- Tuy nhiên, không nên xem nhẹ triệu chứng này và bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân nước tiểu có mùi đường.
Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu chính xác NHẤT
Các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu. Tên, ý nghĩa và giới hạn cho phép để bạn có để đọc hiểu kết quả xét nghiệm nước tiểu:
- Mẫu nước tiểu ngay sau khi thức dậy;
- Vào ngày hẹn xét nghiệm của bạn sẽ phải lấy một chút nước tiểu đầu tiên của bạn ngay sau khi thức dậy.
- Mẫu nước tiểu trong thời gian 24 giờ đồng hồ.
Thu thập toàn bộ mẫu nước tiểu của bạn trong một khoảng thời gian 24 giờ đồng hồ:
- Bước 1: Sau khi ngủ dậy, đi tiểu hết vào trong bồn vệ sinh mà không lấy mẫu xét nghiệm. Nữ hộ sinh hoặc bác sĩ có thể yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu vào một giờ cố định trong buổi sáng.
- Bước 2: Thu thập toàn bộ lượng nước tiểu mà bạn đi ra trong thời gian còn lại của ngày hôm đó và buổi tối. Đổ hết lọ nước tiểu lấy mẫu xét nghiệm mỗi khi đi tiểu vào trong một lọ to hơn do y viện cung cấp.
- Bước 3: Đúng 24 giờ sau Bước 1, thu thập mẫu nước tiểu cuối cùng của bạn và đổ thêm vào lọ.
- Rửa sạch vùng sinh dục bằng nước.
- Lấy nước tiểu giữa dòng nghĩa là sau khi đi tiểu bớt một ít sẽ lấy phần nước tiểu tiếp đó để làm xét nghiệm. Mục đích bỏ đi phần nước tiểu đầu là nhằm giảm khả năng dây bẩn nước tiểu từ vùng sinh dục ngoài, vùng hậu môn, vốn rất gần với lỗ tiểu.
- Tay lấy nước tiểu nên rửa sạch cũng nhằm tránh việc dây bẩn. Nếu có điều kiện rửa sạch vùng kín trước khi đi tiểu thì càng tốt.
- Nếu nhớ được chi tiết của bữa ăn (khoảng cách bữa ăn tới lúc lấy nước tiểu, có ăn hay uống quá ngọt … ) trước khi lấy nước tiểu sẽ càng tốt cho việc diễn giải chính xác kết quả xét nghiệm.
Tóm lại, ý nghĩa 10 thông số trong xét nghiệm nước tiểu có thể giúp chẩn đoán bệnh lý hiệu quả. Vì vậy mọi người cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm nguy cơ bệnh lý và ngăn chặn kịp thời hiệu quả.
Từ khóa liên quan:
- xet nghiem nuoc tieu de lam gi
- tim hieu xet nghiem nuoc tieu
- cach lay mau xet nghiem nuoc tieu
- các chỉ số xét nghiệm nước tiểu của bà bầu
- xét nghiệm nước tiểu có cần nhịn ăn không
- xét nghiệm double test có cần nhịn ăn