Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?

Phần lớn mọi người đều nghĩ: ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt nhiều là nguy cơ chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Điều này chỉ đúng một phần đối với những người có tiền sử bệnh tiểu đường do duy truyền, béo phì, ít vận động và ăn nhiều đường trong một thời gian dài.

Phần lớn mọi người đều nghĩ: ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt nhiều là nguy cơ chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Điều này chỉ đúng một phần đối với những người có tiền sử bệnh tiểu đường do duy truyền, béo phì, ít vận động và ăn nhiều đường trong một thời gian dài.

Mối liên hệ giữa ăn đường với bệnh tiểu đường

Rất nhiều người nghĩ rằng, ăn quá nhiều đường hay thức ăn ngọt sẽ bị tiểu đường. Điều này không hoàn toàn đúng. cơ thể chúng ta lại rất cần chất đường để làm năng lượng. Não hoạt động tùy thuộc hoàn toàn vào đường glucose…

Người bị bệnh tiểu đường là do cơ thể không sử dụng được đường glucose để tạo năng lượng nên đường tăng cao trong máu. Nguyên nhân do di truyền, ít hoạt động, béo phì…

duong-an-kieng-co-tot-khong

Đối với người khỏe mạnh, khi ăn thức ăn giàu tinh bột sẽ làm đường trong máu tăng cao sau ăn, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều insulin để đưa đường glucose từ máu vào tế bào và luôn giữ lượng đường trong máu ổn định. Khi insulin tiết ra không đủ hay tác dụng insulin bị giảm thì lượng đường trong máu mới tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường. Do vậy, đường không có tội tình gì cả.

Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều đường và các loại thức ăn ngọt sẽ rất dễ bị thừa cân hay béo phì. Lúc này, dù insulin được tiết ra đủ nhưng sẽ bị giảm tác dụng do chứng béo phì làm cho tế bào cơ thể “chai lì” với insulin. Đó là nguyên nhân làm cho đường glucose trong máu không được chuyển thành năng lượng cho cơ thể, vì thế mà đường tăng cao trong máu.

Ăn đường nhiều có bị tiểu đường không?

Khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết). Nếu sự kiện này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, tụy tạng hoạt động quá tải sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Người bị tiểu đường thường có bốn triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều và sút cân nhiều.

Nếu xét nghiệm sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao (triệu chứng chính) và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường); vì thế tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu ớ đó. Ngoài ra, người bị tiểu đường có thể bị béo phì hay gầy sút, lở loét dễ bị nhiễm trùng dai dẳng, khó điều trị. Nặng hơn nữa có thể bị hôn mê, co giật do hạ đường huyết và toan hóa máu.

Chế độ ăn lành mạnh theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) bao gồm việc gia tăng lượng tiêu thụ rau xanh và các loại hoa quả, đậu, các dạng hạt và ngũ cốc. Đồng thời WHO cũng yêu cầu việc giới hạn khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo, chuyển chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa và hạn chế việc dùng vô tội vạ như đường đơn và đường đôi trong các thực phẩm chế biến sẵn hay các thực phẩm chứa đường cô đặc như mật ong, si rô và nước trái cây.

Nếu bạn có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột) hay bản thân bị béo phì, ít vận động đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao bị đái tháo đường sau này.

Bạn cần chế độ ăn ít chất béo, hạn chế thức ăn ngọt, thức ăn nhanh và quan trọng là cần tập thể dục tích cực nhằm giữ trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng. Điều đó sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh đái tháo đường sau này.

Thay đổi lối sống vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa tiến triển thành bệnh đái tháo đường thực sự. Bao gồm:

  • Giảm cân (nếu bị thừa cân) từ 5-10%, và duy trì sự giảm cân đều đặn, hướng tới có mức cân nặng lý tưởng.
  • Có ít nhất 30 phút tập thể dục từ mức độ vừa đến mức độ nặng và ít nhất 5 lần/tuần.
  • Chế độ ăn giảm calo, có thể phải giảm lượng chất bột-đường; tăng chất xơ. Giảm muối, tránh uống nhiều rượu.

Tóm lại, ăn nhiều đường hoặc thức ăn chứa đường không phải là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh tiểu đường mà do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều đường, hãy chọn cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh. Nên ăn nhiều rau xanh và các loại hoa quả.

Nếu bạn đang thừa cân hay đã bị bệnh tiểu đường thì thay đổi lối sống và tập luyện thể dục là phương pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả nhất.

pnviet.com tổng hợp

Từ khóa liên quan:

  • ăn nhiều đường có bị bệnh tiểu đường không
  • nước tiểu có vị ngọt
  • tác hại của ăn nhiều đồ ngọt
  • ăn nhiều đường có tốt không
  • ăn bao nhiêu đường mỗi ngày là đủ
Bài viết liên quan
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt

Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần cần bổ sung nhiều: protein, chất xơ, canxi và sắt,… sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã dần biến mất và các giác quan của thai nhi lúc này phát triển mạnh, mẹ có thể cảm nhận được các...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung nhóm thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, thịt và các loại đậu,… nhằm bổ sung canxi và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Lúc này bé nặng khoảng từ 430 – 500g, các tế bào...

Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần
Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát...

Subscribe to newsletter