Cách dưỡng thai tốt trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu rất quan trọng đối với mẹ và bé, để dưỡng thai tốt cần chú ý các điểm như: dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng khi mang thai, quan hệ vợ chồng, lịch khám thai quan trọng cần biết.

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu rất quan trọng đối với mẹ và bé, để dưỡng thai tốt cần chú ý các điểm như: dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng khi mang thai, quan hệ vợ chồng, lịch khám thai quan trọng cần biết.

Mang thai 3 tháng đầu cần bổ sung gì?

Hầu hết trường hợp thai yếu xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy mẹ nên ăn tăng thêm lượng chất đạm dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu,…

cach-duong-thai-3-thang-dau

Ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ bầu có thể tham khảo ăn thêm các bữa phụ, làm sao để các bữa ăn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng dưới đây:

Có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung phát triển suốt thai kỳ. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn thêm 10 – 18gr đạm tương đương 50 – 100gr thịt cá tùy loại, 100 – 180gr đậu hũ, hay 1-2 ly sữa.

Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Mẹ bầu thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Mẹ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị chuột rút, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin B9 có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra axít folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim.

Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, mẹ cũng nên kết hợp phơi nắng sáng mỗi ngày 10 phút hoặc đi bộ dưới nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.

Có trong các loại rau xanh, trái cây giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng.

Những thực phẩm không tốt khi mang thai

cach-duong-thai-3-thang-dau

  • Rượu, bia, cafe, chè,… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
  • Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
  • Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường;
  • Tránh ăn mặn khi mang thai;
  • Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm,… đặc biệt là các loại gia vị cay.
  • Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu;
  • Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
  • Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
  • Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn; được khuyến cáo ít sử dụng.
  • Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch;

Các thời điểm siêu âm thai quan trọng

cach-duong-thai-3-thang-dau

Đi siêu âm thai nhi theo những mốc quan trọng:

Hoạt động tim thai thấy được qua siêu âm ở tuần thứ 6-7 thai kỳ. Hãy đến gặp bác sĩ và siêu âm để xác nhận thai kì của bạn đang phát triển hoàn toàn bình thường.

Đây là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm như: bệnh down, dị dạng tứ chi, thoái vị cơ hoành… Nếu chỉ số đo khoảng cách sau gáy càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và tư vấn cẩn thận cho bố mẹ.

Nếu vượt qua ngưỡng thời điểm này thì các chỉ số này không còn giá trị và độ chính xác nữa. Một số các dấu hiệu bất thường lớn nhất của thai có thể phát hiện tại lần siêu âm này như phân chia não trước, thai vô sợ, não lộn ngoài.

Thời điểm này các cơ quan bên trong thai nhi sẽ được hình thành đầy đủ nên việc siêu âm sẽ giúp bác sĩ xem xét các cơ quan này có phát triển bình thường không? Những trường hợp trẻ bị dị tật ở cột sống, hộp sọ, não, tim, phổi, thận, cánh tay, chân sẽ được nhìn thấy. Ngoài ra, những dị tật về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng cũng được phát hiện ở thời điểm này.

Đây là thời điểm siêu âm quan trọng vì nếu bác sĩ yêu cầu đình chỉ việc mang thai thì phải làm trước tuần thứ 28. Sau thời gian đó, bác sĩ sẽ áp dụng lựa chọn các biện pháp kích thích đẻ non hay tùy ý nhưng việc chuẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa nữa.

Lần siêu âm thai này có thể thực hiện từ tuần thứ 30 đến 32 của thai kỳ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở động mạch, tim hay vùng cấu trúc của não. Siêu âm này cũng giúp nhận biết tình trạng chậm phát triển ở tử cung gây ra suy thai, ngạt sau đẻ.

Khi phát hiện ra những dị tật này, bác sĩ khó có thể can thiệp mà phải phối hợp cùng với gia đình thai phụ để tìm cách xử lý phù hợp sau sinh như chữa bệnh, cách chăm sóc hợp lí cho trẻ sau đó.

Ngoài 4 lần siêu âm quan trọng kể trên thì bất kỳ khi nào bà bầu cảm thấy có những dấu hiệu bất thường thì phải tới cơ sở y tế gần nhất để thực hiện khám và xử lý kịp thời.

Dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ là gì?

Mẹ bầu có thể phát hiện thấy một vài đốm máu nhỏ ở quần chíp, đó là hiện tượng bình thường trong 3 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu máu chảy nhiều hoặc ra liên tục trong 2 giờ liền thì đó có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. Trong trường hợp này, máu thường có màu đỏ tươi.

Nếu bị đau bụng và chảy máu âm đạo kèm chuột rút cần đến bác sỹ ngay. “Nếu mẹ bầu bị chảy máu và đau bụng kèm hiện tượng chuột rút – đây có thể là dấu hiệu dọa sảy thai . Trong trường hợp chảy máu âm đạo kèm đau bụng dưới dữ dội có thể là triệu chứng mang thai ngoài tử cung. Tất cả những trường hợp này đều vô cùng nguy hiểm”.

Khi phát hiện những triệu chứng trên, mẹ bầu cần gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đến thẳng bệnh viện. Bác sĩ sẽ làm siêu âm, xét nghiệm để phát hiện nguyên nhân và hướng khắc phục.

Quan hệ trong 3 tháng đầu thai kỳ được không?

Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và có nhiều tranh cãi. Đa phần, chị em mang thai trong 3 tháng đầu vẫn có thể quan hệ bình thường nhưng phải quan hệ nhẹ nhàng và ít hơn khi chưa có thai.

Bạn có thể quan hệ theo nhu cầu của vợ chồng nếu cảm thấy không có vấn đề về sức khỏe của mẹ cũng như của bé. Về tư thế quan hệ, các mẹ bầu nên “ở trên” hoặc học hỏi một vài tư thế khác để không tác động đến thai nhi.

Tuy nhiên, với những bà bầu có tiền sử xảy thai, sinh non, tử cung ngả trước… thì nên hạn chế tối đa, thậm chí, ngừng hẳn việc quan hệ để đảm bảo sự phát triển cho thai nhi. Vì 3 tháng đầu là thời kỳ quan trọng nhất cho thai nhi phát triển, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy thai nên các mẹ bầu cần vừa “yêu” vừa nghe ngóng để không xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Tóm lại, các cách dưỡng thai yếu sẽ đòi hỏi mẹ bầu bình tĩnh, thận trọng và hết sức kiên nhẫn. Bên cạnh những nỗ lực của bản thân, việc tìm kiếm sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình là vô cùng cần thiết để bảo vệ thai nhi và giúp cho bé chào đời một cách an toàn, khỏe mạnh.

Từ khóa liên quan:

  • cham soc khi mang thai 3 thang dau
  • quan he khi mang thai 3 thang dau
  • dinh duong cho nguoi mang thai 3 thang dau
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter