Bị mụn trứng cá nên uống thuốc gì?

Chữa mụn trứng cá bằng cách dùng thuốc kháng viêm dạng bôi và uống, kết hợp với rửa mặt đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế ăn đồ nóng, chiên xào, thức khuya.

Chữa mụn trứng cá bằng cách dùng thuốc kháng viêm dạng bôi và uống, kết hợp với rửa mặt đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế ăn đồ nóng, chiên xào, thức khuya.

Nguyên nhân hình thành mụn trứng cá

Mụn trứng cá có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Có đến 80% số trường hợp mụn trứng cá ở người trưởng thành rơi vào những phụ nữ đang trải qua quá trình thay đổi hóc-môn.

bi-mun-trung-ca-nen-uong-thuoc-gi

Điều này có thể xảy ra trong thời gian mang thai, chu kỳ kinh nguyệt hoặc liên quan đến những rối loạn hóc-môn như hội chứng đa nang buồng trứng. Mụn trứng cá xuất hiện thường do 3 nguyên nhân:

Mụn do vi khuẩn: Những người bị mụn trứng cá thường có làn da nhờn bóng. Chính điều này tạo thành một môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn thường vốn vô hại sinh sôi nảy nở, gây kích ứng da và viêm nhiễm ở các tuyến lân cận.

Mụn do gen: Lý thuyết di truyền học cũng có thể được dùng để giải thích cho việc tại sao một số người lại dễ bị mụn trứng cá hơn những người khác. Mặc dù không phải là bệnh di truyền, nếu cha mẹ bị mụn trứng cá thì con cái của họ sẽ dễ mắc phải tình trạng này hơn. Điều tương tự cũng xảy ra đối với con của những người có mụn trứng cá ở độ tuổi trưởng thành.

Mụn do dùng thuốc: Có ý kiến cho rằng một số loại thuốc, chẳng hạn như steroids và lithium (thuốc an thần) có thể dẫn đến sự xuất hiện của mụn trứng cá ở những người dễ mắc phải.

Bị mụn nên uống thuốc gì?

Thuốc uống dùng để điều trị mụn trứng cá bọc thường là có tác dụng kháng viêm, hạn chế tình trạng tiết bã nhờn dưới da, đồng thời làm tiêu nhân mụn và ngăn ngừa mụn mới phát sinh.

bi-mun-trung-ca-nen-uong-thuoc-gi

Các thuốc kháng sinh dạng uống như tetracyclin, erythromycin, isotretinoin, minocycline, doxycycline, clindamycin… có tác dụng diệt khuẩn P.acnes, giảm tiết dầu, thông lỗ chân lông, chống viêm da nên dùng để điều trị các mụn nặng như mụn viêm tấy, mụn bọc hay các mụn trứng cá kháng thuốc khó điều trị.

Liều lượng:

  • Minocycline (viên 50mg x 2 lần/ngày)
  • Doxycycline (viên 100mg x 2 lần/ngày)
  • Clindamycin (viên 300mg x 2 lần/ngày)
  • Ciprofloxacin (500mg x 2 lần/ngày)
  • Levofloxacin ( 500mg x 1 lần/ngày)

Chống chỉ định: phụ nữ mang thai không nên dùng vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Tác dụng phụ: đối với Isotretinoin, dễ gây khô môi, khô da, khô mắt, điếc, quáng gà…Cần có sự chỉ định và hướng dẫn chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng.

Điều trị mụn như thế nào hiệu quả?

Khi mụn trở nên khó điều trị và kéo dài, các bác sĩ thường xem xét đến liệu pháp hormone. Lúc này, liệu pháp hormone được xem xét, bao gồm thuốc tránh thai kháng androgen và spironolacton.

Thuốc tránh thai có tác dụng giảm tiết dầu do nó ức chế nội tiết androgen gây tiết bã nhờn. Liệu pháp hormone thường kéo dài từ 3 – 6 tháng với các thuốc tránh thai thường dùng là:

  • Levonorgestrel (100 micrograms) + ethinyloestradiol (20 micrograms) trị các mụn trứng cá vừa.
  • Cyproterone acetate (25 – 100 mg hàng ngày, sử dụng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 của kỳ kinh nguyệt), dùng điều trị các trường hợp trứng cá nặng.
  • Spironolacton ( 50-100 mg x 2 lần/ngày, ít nhất 3 tháng)

Các thuốc tránh thai cũng thường được kết hợp với thuốc bôi trị mụn khi điều trị mụn trứng cá nặng. Tuy nhiên, khi sử dụng liệu pháp hormone cần phải được bác sĩ kê toa và theo dõi chặt chẽ.

Tác dụng phụ: tăng Kali trong máu, nhức đầu, rối loạn kinh nguyệt…

Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và cho con bú không được dùng thuốc này.

Những lưu ý khi điều trị mụn trứng cá

Điều trị mụn là một quá trình lâu dài đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hiện các thói quen sau đây để giúp việc điều trị mụn được hiệu quả hơn:

Rửa mặt thường xuyên và đúng cách mỗi ngày 2 lần bằng sữa rửa mặt có chứa các thành phần như AHA, salicylic acid hay glycolic acid để loại bỏ bã nhờn, tế bào da chết, vi khuẩn và các bụi bẩn bám trên da.

Tránh nặn mụn, cạy mụn vì vi khuẩn trên móng tay sẽ làm tình trạng mụn tồi tệ hơn, có thể để lại sẹo và thâm.

bi-mun-trung-ca-nen-uong-thuoc-gi

Vệ sinh đồ trang điểm, áo gối, chăn nệm để loại bỏ vi khuẩn.

Tránh thức khuya, ăn đồ cay nóng, chất kích thích để không làm mụn nặng hơn.

Lưu ý bạn không nên che dấu làn da bị mụn như trang điểm thật đậm, phủ tóc trên mặt hoặc để râu quai nón có thể khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn, gây cản trở khi bôi thuốc ngoài da. Chúc các bạn thành công!

Từ khóa liên quan:

  • mun trung ca nen kieng an gi
  • chế độ ăn cho người bị mụn
  • thực đơn hàng ngày cho da mụn
  • chế độ sinh hoạt cho người bị mụn
  • bị mụn không nên ăn gì
Bài viết liên quan
Cách chăm sóc ngăn ngừa rụng tóc ĐƠN GIẢN + HIỆU QUẢ ngay tại nhà
Cách chăm sóc ngăn ngừa rụng tóc ĐƠN GIẢN + HIỆU QUẢ ngay tại nhà

Cách chăm sóc tóc ngăn ngừa rụng tóc đơn giản với: nước chanh và dầu dừa, hỗn hợp chuối, mật ong và dầu Olive hoặc dầu thầu dầu với sữa đậu nành theo công thức được chia sẻ bên dưới.

Giải pháp trị gàu hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên
Giải pháp trị gàu hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên

Trị gàu hiệu quả bằng nguyên liệu tự nhiên như: trà xanh, dầu dừa, giấm táo, muối,… giúp kiểm soát sự gia tăng tiết bã nhờn trên da dầu và hạn chế được sự xuất hiện của gàu hiệu quả.

Dùng vỏ bưởi kích thích mọc tóc có tốt không?
Dùng vỏ bưởi kích thích mọc tóc có tốt không?

Trong vỏ bưởi chứa rất nhiều tinh dầu, vitamin A, C,… có tác dụng giúp cho tóc chắc khỏe, chống tình trạng khô tóc, ngăn rụng tóc hiệu quả với cách sử dụng được pnviet.com chia sẻ qua bài viết bên dưới.

Chăm sóc tóc sau khi nhuộm bền màu như thế nào?
Chăm sóc tóc sau khi nhuộm bền màu như thế nào?

Sau khi nhuộm tóc rất dễ bị khô, xơ hoặc chẻ ngọn vì thế tóc cần được chăm sóc đúng cách như: gội đầu sau khi nhuộm khoảng 2-3 ngày với nước mát và dầu gội có tính tẩy nhẹ, tránh cho tóc nhuộm tiếp xúc với mặt trời,...

Subscribe to newsletter