Bị táo bón nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Người bị táo bón nên ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ, uống nhiều nước, ăn chuối chín, bơ, kiwi và hạn chế các loại thực phẩm có vị cay nóng, thuốc lá, cafe, chuối xanh & các thực phẩm bên dưới.

Người bị táo bón nên ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ, uống nhiều nước, ăn chuối chín, bơ, kiwi và hạn chế các loại thực phẩm có vị cay nóng, thuốc lá, cafe, chuối xanh & các thực phẩm bên dưới.

Táo bón là gì?

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi tiêu.

Bệnh táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhất là ở người già và người béo. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

Triệu chứng dễ nhận biết của bệnh táo bón

Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần.

Người bị táo bón có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục, muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi. Ngoài ra, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột.

Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.

Nguyên nhân bị táo bón là gì?

bi-tao-bon-nen-an-gi-va-kieng-gi

Táo bón có thể do nhiều nguyên nhân

Hormon có tác động đến việc đi tiêu như lượng hormon giáp quá ít (giảm năng tuyến giáp), và hormon cận giáp quá nhiều (do tăng nồng độ calci trong máu ) có thể gây táo bón.

Trong thời gian kinh nguyệt của người phụ nữ, nồng độ estrogen và progesteron cao có thể gây táo bón. Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài. Mức độ estrogen và progesteron cao trong quá trình mang thai cũng gây táo bón.

Do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, ít vận động (thường xảy ra với người làm công tác văn phòng, ăn uống không hợp lý (thiếu chất xơ, uống ít nước làm cho phân cứng, khó thải ra ngoài), ít vận động, stress,…

Lười đi cầu, nén hoặc nhịn việc đi cầu, do thói quen đi đại tiện không đều, bị mất ngủ, căng thẳng thần kinh, do gặp phải những vấn đề ở ruột, hoặc hút thuốc lá, uống quá nhiều trà và cafe.

Nên ăn gì để cải thiện tình trạng táo bón?

Ăn thêm rau xanh: bạn không cần phải tính toán lượng chất xơ trong mỗi loại rau xanh rồi tính ra lượng chính xác rau xanh bạn ăn vào. Thay vào đó ăn khoảng 2 chén trái cây và 2,5 chén rau xanh mỗi ngày là hợp lý.

Tăng cường ăn các thức ăn có nhiều chất xơ: hoa quả như chuối chín, bơ, kiwi,… trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức… Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển.

bi-tao-bon-nen-an-gi-va-kieng-gi

Bị táo bón nên ăn nhiều rau xanh

Thay thế thịt: bằng các món làm từ đậu, hoặc ăn món đậu ít nhất 1 đến 2 lần một tuần.

Ăn phải đúng giờ, tốt nhất là ăn rải bữa (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột.

Uống nhiều nước: Uống ít nhất 1.5 lít nước/ngày giúp bạn phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả. Mỗi sáng ngay sau khi ngủ dậy, cần uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột và trong ngày uống 6-8 cốc nước ở các dạng khác nhau.

Nếu lao động thể lực trong điều kiện nóng ẩm, những ngày mùa đông có độ ẩm thấp, phụ nữ đang cho con bú, người đang trong tình trạng sốt thì cần uống nước nhiều hơn.

Táo bón kiêng ăn gì?

Người bị táo bón không nên ăn các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc từ khoai tây, cà rốt,… tránh ăn đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay.

Tránh các thực phẩm chiên như cá chiên, gà chiên, bởi thực phẩm giàu chất béo không tốt cho động mạch, hệ tiêu hóa.

bi-tao-bon-nen-an-gi-va-kieng-gi

Bị táo bón tránh ăn thức ăn cay nóng

Tránh đồ ăn nhanh, các loại mì ăn liền, thiếu chất xơ và chứa nhiều chất bảo quản có hại cho sức khỏe. Đồng thời cũng tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá,…

Người bị táo bón không nên ăn chocolate, đặc biệt là những người bị hội chứng ruột kích thích, cho biết hàm lượng lớn chất béo trong chocolate làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm nhu động ruột, do đó thức ăn di chuyển qua ruột cũng chậm hơn.

Trong khi chuối xanh có thể gây táo bón thì chuối chín lại giúp giảm các triệu chứng của bệnh. Chuối xanh chứa rất nhiều tinh bột, do đó khiến cơ thể khó tiêu hóa. Nó cũng chứa pectin giúp hút nước từ thành ruột về phía lòng ruột. Do vậy, người bệnh đang bị mất nước ăn chuối xanh có thể làm tình trạng xấu hơn.

Tóm lại, người bị táo bón có thể cải thiện bằng cách ăn uống khoa học như: ăn thực phẩm có nhiều chất xơ, uống nhiều nước,… đồng thời tránh thức ăn cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu, bia.

Từ khóa liên quan:

  • bị táo bón kiêng ăn gì
  • chữa táo bón ở người lớn
  • cách xoa bụng để chữa táo bón
  • cách xoa bụng để chữa táo bón cho trẻ
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter