8 biểu hiện của ung thư máu giai đoạn đầu và cách điều trị

Triệu chứng bệnh ung thư máu thường gặp nhất đó là: đau xương, khò khè, ho kéo dài, xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, đau bụng,… Ung thư máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và khó phát hiện tuy nhiên có thể điều trị khỏi bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu nếu phát hiện sớm.

Triệu chứng bệnh ung thư máu thường gặp nhất đó là: đau xương, khò khè, ho kéo dài, xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, đau bụng,… Ung thư máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và khó phát hiện tuy nhiên có thể điều trị khỏi bằng phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu nếu phát hiện sớm.

Bệnh ung thư máu là gì?

Ung thư máu (còn gọi là ung thư bạch cầu, bệnh bạch cầu) là một dạng ung thư ác tính. Khi mắc bệnh, bạch cầu trong cơ thể người bệnh sẽ tăng đột biến.

bieu-hien-ung-thu-mau-giai-doan-dau

Thông thường, bạch cầu làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi tăng lên đột biến, số lượng lớn bạch cầu sẽ trở nên “hung dữ” và gây hại cho cơ thể. Khi đó, bạch cầu sẽ bị thiếu “thức ăn”, dẫn đến hiện tượng “ăn” hồng cầu khiến cho các hồng cầu bị phá hủy dần, người bệnh thiếu máu dẫn đến tử vong.

Triệu chứng bệnh ung thư máu dễ nhận biết

Ung thư máu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm nhưng hầu hết các ca bệnh đều phát hiện ở giai đoạn muộn. Do đó, cần sớm phát hiện bệnh từ những dấu hiệu ung thư máu đầu tiên.

bieu-hien-ung-thu-mau-giai-doan-dau

Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư máu đều có triệu chứng đau xương. Đặc biệt, vùng khung chậu, xương sườn, lưng và xương sọ sẽ đau nhức hơn cả.

Thậm chí, bệnh còn khiến bệnh nhân dễ đối diện với nguy cơ gãy xương. Nguyên nhân của những cơn đau này bắt nguồn từ tủy xương – nơi sản xuất ra các tế bào máu.

Khò khè, ho kéo dài là hiện tượng rất thường gặp ở nhiều triệu chứng bệnh như cảm cúm kéo dài, ho hen, các chứng bệnh về phổi,… Tuy nhiên, nó cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư máu mà hầu hết chúng ta đều nhầm lẫn và bỏ qua.

Sở dĩ đây là một dấu hiệu của ung thư máu vì khi các tế bào ung thư phát triển quanh tuyến ức nó có thể khiến bạn khó thở và ho. Do đó, khi có hiện tượng này kéo dài mà không có sự liên quan đến các bệnh đường hô hấp bạn cần gặp bác sĩ sớm để kiểm tra, xét nghiệm làm rõ nguyên nhân

Nếu trên da bỗng xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, cần đề cao cảnh giác bởi rất có thể nó là hệ quả của việc sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.

Tiểu cầu là tế bào máu tham gia vào việc ngăn chặn chảy máu, giúp máu đông. Khi tiểu cầu giảm, nó sẽ gây ra dấu hiệu đổi màu trên da.

Hầu hết các bệnh ung thư đều có dấu hiệu sốt nhẹ và nhức đầu. Khi lượng bạch cầu tăng lên nhưng lại không có khả năng kháng lại những vi khuẩn có hại từ bên ngoài, làm cho hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi, thường xuyên nhạy cảm, dễ viêm nhiễm bởi môi trường xung quanh. Kèm theo đó là hiện tượng vết thương khó lành.

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ gây viêm nhiễm và những hạch bạch huyết là hậu quả của sự viêm nhiễm đó.

Ngoài ra, ở bệnh nhân ung thư máu có hiện tượng chảy máu cam nhưng ít người để tâm. Thông thường chỉ là những lần chảy máu cam nhẹ, nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài, lượng máu nhiều cần phải đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Đây là một dấu hiệu khá rõ ràng và thường gặp nhất về ung thư máu. Nếu thấy cơ thể thường xuyên bị bầm tím khi bạn không có bất cứ những va chạm nào thì hãy coi chừng bệnh ung thư máu.

Khi các tế bào bạch cầu có sự thay đổi bất thường chúng sẽ khiến tiểu cầu bị ứ đọng dễ xảy ra bầm tím hoặc có thể ngược lại.

Khi mắc ung thư máu, bệnh nhân có xu hướng giảm khả năng miễn dịch. Do vậy, họ dễ bị nhiễm trùng; mắc các chứng như viêm xoang, zona, viêm phổi, nhiễm trùng da, thận… liên tục trong thời gian dài

Khi sự tiến triển của bệnh ung thư máu gia tăng ở gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Chính vì thế, người mắc ung thư máu ở giai đoạn này sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi khó chịu.

Bệnh ung thư máu có chữa được không?

Cháu chào Bác sĩ, nhà cháu năm nay 33 tuổi, được chuẩn đoán là ung thư máu và đang điều trị tại Khoa Huyết học bệnh viện Bạch Mai, hiện đang điều trị bằng hóa chất. Cháu muốn hỏi Bác sĩ là nhà cháu điều trị như vậy thì có thể thành công được bao nhiêu phần trăm ạ? Trong quá trình chăm sóc có cần đặc biệt chú ý đến điều gì không thưa Bác sĩ?

Đối với điều trị ung thư máu thì tùy vào giai đoạn bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp phù hợp. Các bác sĩ có thể kết hợp cho bạn từ 2 phương pháp điều trị trở lên. Cụ thể, có 4 phương pháp điều trị ung thư máu:

  • Hóa trị: Sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng các phương pháp như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc truyền, hoặc tiêm vào dịch não tủy… theo từng chu kỳ nhằm để chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.
  • Liệu pháp điều trị sinh học: Truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng kháng tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.
  • Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.
  • Thay tủy/Cấy tế bào gốc: Sau khi áp dụng hóa trị, xạ trị người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh (của người bệnh hoặc người cho) thông qua một tĩnh mạch lớn.

Tóm lại: điều trị bằng hóa chất chỉ có tác dụng chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu không thể điều trị khỏi bệnh. Cách điều trị triệt để ung thư máu là ghép tế bào gốc tạo máu. Ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại tỷ lệ thành công 60-70%. Tuy nhiên việc tìm người cho phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn không phải đơn giản. Thường chỉ có khoảng 10% bệnh nhân có khả năng ghép được.

Cách phòng bệnh ung thư máu

Lối sống lành mạnh, ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để tránh tình trạng phát sinh, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư phát triển.

Tăng cường các thực phẩm có tác dụng chống ung thư, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: Tỏi, cà chua, hành tây, cần tây, bông cải xanh, cà rốt,… Giảm thiểu việc sử dụng chất béo động vật, thay thế chất béo từ động vật bằng chất béo thực vật là tốt nhất.

Tầm soát ung thư bằng cách khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt những gia đình đã có tiền sử ung thư.

Trên đây là 8 dấu hiệu bệnh ung thư máu và cách phòng tránh. Trẻ con, người lớn khi có trên một biểu hiện này cần có sớm đến bác sỹ để tìm ra nguyên nhân để điều trị ung thư tế bào máu. Nếu không may mắn căn bệnh này gõ cửa nếu phát hiện sớm vẫn còn hy vọng cứu chữa.

Từ khóa liên quan:

  • benh ung thu mau co may loai
  • benh ung thu mau song duoc bao nhieu nam
  • trieu chung benh ung thu mau giai doan dau
  • ung thư máu chữa được không
  • ung thư máu giai đoạn đầu có chữa được không
  • ung thư máu giai đoạn cuối sống được bao lâu
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter