Cách phòng bệnh tiểu đường hiệu quả ai cũng phải biết

Chỉ với những mẹo đơn giản sau bạn đã có thể phòng bệnh tiểu đường hiệu quả. Có thể là thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày hoặc thói quen ăn uống là bạn đã tránh được các nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường – căn bệnh phổ biến hiện nay.

Chỉ với những mẹo đơn giản sau bạn đã có thể phòng bệnh tiểu đường hiệu quả. Có thể là thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hàng ngày hoặc thói quen ăn uống là bạn đã tránh được các nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường – căn bệnh phổ biến hiện nay.

Bệnh tiểu đường có những biến chứng nguy hiểm nào?

Những người có bệnh tiểu đường luôn phải đối phó với vấn đề sức khỏe mỗi ngày. Nếu vẫn chưa được kiểm soát hoặc không được điều trị, nó có thể dẫn đến mù lòa, bệnh thận, tổn thương huyết mạch, nhiễm trùng, bệnh tim, tổn thương thần kinh, huyết áp cao, đột quỵ, tê liệt chân tay và hôn mê.

Vì thế nếu còn khỏe mạnh chưa mắc bệnh hoặc đang nhận thấy mình có nguy cơ cao mắc bệnh, hãy ngay lập tức thực hiện các cách phòng ngừa bệnh tiểu đường rất có hiệu quả mà cực đơn giản sau nhé!

Phòng bệnh tiểu đường bằng cách thay đổi các thói quen

Định kỳ 6 – 12 tháng, nên đi khám sức khỏe tổng thể để theo dõi và phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể.

Giảm cân là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Chương trình Ngăn ngừa Bệnh tiểu đường quốc gia của Mỹ chỉ ra rằng rủi ro phát triển bệnh tiểu đường loại 2 có thể trì hoãn ở bệnh nhân bị tiền tiểu đường nếu bệnh nhân này giảm được từ 5-7% trọng lượng cơ thể.

Một trong những cách tập thể dục được các bác sĩ chuyên ngành khuyến cáo là đi bộ, tốt nhất là vào giờ trưa, chọn đi thang nếu có thể và kéo dài ít nhất 30 phút mỗi ngày trong suốt cả tuần.

Duy trì vận động hàng ngày phòng bệnh tiểu đường

Không nên xem tivi khi bạn đang ăn vì thói quen đó khiến bạn ăn nhiều hơn. Hạn chế các loại bánh kẹo tráng miệng giúp bạn duy trì lượng đường huyết và giảm lượng calo tiêu thụ.

Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nghiên cứu cho thấy những người thiếu ngủ có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Bệnh nhân tiền tiểu đường và tiểu đường loại 2 tăng rủi ro cao huyết áp và cholesterol cao. Nếu hàm lượng cholesterol cao, phải kiểm soát thường xuyên hàm lượng này. Cũng như yêu cầu trên là phải tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, chế độ ăn chất béo bão hòa và không hút thuốc.

Stress, Căng thẳng là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tiểu đường, vì vậy hãy học cách kiểm soát stress.

Giảm stress để phòng bệnh tiểu đường

Phòng bệnh tiểu đường hiệu quả bằng cách thay đổi chế độ ăn uống

Không nên bỏ bữa sáng. Theo thống kê, những người ăn bữa sáng nhẹ ít có khả năng mắc bệnh tiểu đường hơn những người thường xuyên bỏ bữa sáng. Đặc biệt nên tránh những thực phẩm giàu carbohydrates và nhiều dầu mỡ trong bữa sáng của bạn.

Uống nhiều nước mỗi ngày. So với những người uống ít nước, người uống nước nhiều hơn mỗi ngày ít có nguy cơ mắc bệnh đường máu cao hơn. Lượng nước trung bình mà bạn cần nạp vào cơ thể là 8 ly nước mỗi ngày. Tuy nhiên không nên dùng các loại nước ngọt thay cho loại nước uống thông thường. Bởi chúng dễ gây béo phì và mất kiểm soát lượng đường trong máu.

Uống nhiều nước để phòng bệnh tiểu đường

Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bạn hãy cắt giảm chế độ ăn nhiều thịt, đặc biệt là nên hạn chế ăn những loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, nước ngọt, đồ chiên rán và các loại thức ăn chế biến sẵn như: thịt xông khói, xúc xích…

Ăn vặt nhất là về đêm cũng là thói quen nên từ bỏ nếu không muốn bị tiểu đường. Bạn nên ăn nhiều salad, rau xanh, hoa quả thuộc họ cam quýt, táo, đào, dưa hấu… trước bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn kiểm soát lượng dầu mỡ, đường trong máu.

Ăn nhiều ngũ cốc đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mì, gạo nâu, yến mạch… giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, tiểu đường tuýp 2, huyết áp cao và đột quỵ,.. rất tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn có thể thay thế các loại thực phẩm bằng việc ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt để ngăn chặn tiểu đường và đảm bảo sức khỏe.

Uống cà phê, lưu ý không nên lạm dụng mà chỉ nên uống đều đặn 1 ly cà phê mỗi sáng để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Trên đây là những cách phòng bệnh tiểu đường thông qua thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn. Các bạn hãy thực hiện để phòng ngừa tiểu đường ngay hôm nay nhé!

Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter