Triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu dễ nhận biết nhất

Biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là: mệt, uể oải sau khi ăn, huyết áp cao, chán ăn mà không bị tăng cân,… Để phát hiện sớm bệnh tiểu đường cần làm một số xét nghiệm: xét nghiệm HbA1C, thử đường huyết…

Biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là: mệt, uể oải sau khi ăn, huyết áp cao, chán ăn mà không bị tăng cân,… Để phát hiện sớm bệnh tiểu đường cần làm một số xét nghiệm: xét nghiệm HbA1C, thử đường huyết…

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa chất đường trong máu bởi nguyên nhân tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc insulin khi đó bị giảm tác động bởi cơ thể. Insulin là loại hoocmon nội tiết giúp vận chuyển chất đường trong máu đi đến các tế bào hay nói cách khác insulin là nội tiết tố giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.

Bệnh tiểu đường có 2 loại: tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 1 hay còn gọi là bệnh đái tháo đường tuýp 1 là dạng tiểu đường phụ thuộc vào insulin phát sinh do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn đã tấn công vào các tế bào của tuyến tụy làm cho các tế bào của tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin.

Khi không có insulin các tế bào trong cơ thể sẽ không sử dụng được đường glucose, do đó lượng đường glucose trong máu sẽ tăng cao. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 phải được tiêm insulin để duy trì cuộc sống. Đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường là trẻ em và thanh thiếu niên.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 hay còn gọi là đái tháo đường tuýp 2 không giống với bệnh tiểu đường tuýp 1 đây là dạng tiểu đường không phụ thuộc vào insulin và xảy ra phổ biến hơn, đối tượng mắc chính là độ tuổi từ 40 trở lên nhưng đôi khi cũng có thể bắt gặp bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người có độ tuổi rất trẻ.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 phát sinh do tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin, nhưng insulin lại không thực hiện được chức năng vốn có của nó có nghĩa là cơ thể trở nên đề kháng với insulin, khiến cho lượng đường trong máu sẽ tăng cao.

4 biểu hiện bệnh tiểu đường ở người lớn giai đoạn đầu

Giải pháp: Làm chậm quá trình chuyển hóa đường. Chọn các loại carbonhydrate dạng thô hơn, như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, hoa quả tươi (không phải là nước ép hoa quả), những thứ mà cơ thể phải tiêu hóa lâu hơn. Điều đó sẽ giúp lượng đường máu ổn định trong quá trình dài hơn.

Đi bộ nhẹ nhàng sau ăn – đi bộ 15 phút – thay vì ngồi trước màn hình. Các hoạt động này sẽ giúp cơ thể xử lý lượng glucose ăn vào một cách hiệu quả hơn.

Hầu hết người bị tiền tiểu đường có cân nặng thừa. Chỉ riêng yếu tố này đã là nguy cơ lớn gây tiểu đường. Tuy nhiên, cần đặc biệt lo lắng khi bạn cắt giảm calo  mà vẫn không thấy giảm cân. Sự giữ cân ương ngạnh này có thể là kết quả của những thông điệp nhầm lẫn rằng các tế bào cơ thể đang nhận năng lượng.

Các tế bào cơ thể đang đói dần vì năng lượng mà chúng cần (dưới dạng glucose) không được hấp thụ tại các điểm tiếp nhận insulin trên bề mặt tế bào. Để đối phó với tình trạng thiếu năng lượng hiển hiện, cơ thể sẽ giữ chặt kho dự trữ hiện có – là mỡ. Vì thế, số thức ăn ít ỏi được đưa vào sẽ được chuyển ngay vào kho năng lượng – để có nhiều mỡ hơn.

Để cải thiện tình trạng này, hãy thay đổi mục tiêu giảm cân. Đừng nghĩ rằng “tôi phải giảm 25 cân ngay, tôi không thể làm điều đó”. Thay vì thế, hãy chọn mục tiêu nhỏ thôi. Chỉ cần giảm 5-7% cân nặng, bạn đã ngăn cản hoặc trì hoãn được tiểu đường đến 60%. Kết hợp thay đổi lối sống (nhất là chế độ ăn) và dùng các loại thuốc là bạn có thể đạt được mục tiêu này.

Tăng cân ở vùng giữa (eo và bụng) được xem là nguy cơ nguy hiểm hơn so với khi tăng cân ở đùi hay mông. Loại mỡ bụng này có liên quan tới sự gia tăng huyết áp cao, tim mạch, đột quỵ và lượng cholesterol nguy hiểm. Với đàn ông, điểm nguy hiểm là khi vòng eo từ 100 cm trở lên, và phụ nữ, mức nguy hiểm là 89 cm trở lên.

Giải pháp: Chế độ ăn, giảm cân và tập thể dục. Không nhất thiết phải là các bài tập đứng lên ngồi xuống hay bài tập chỉ nhăm nhăm vào vùng bụng. Hãy cử động toàn thân, từ 30 đến 60 phút mỗi ngày (như đi nhanh chẳng hạn).

Huyết áp cao có liên hệ với nhiều loại bệnh khác nhau. Nhưng tiền tiểu đường có thể là nguyên nhân, khi huyết áp cao dường như đến sau sự tăng cân (đặc biệt là tăng cân giữa cơ thể), mệt mỏi và một số yếu tố tiêu cực khác (lượng cholesterol bất thường, triglycerides cao).

Các con số cần cảnh giác: huyết áp bằng hoặc lớn hơn 130/85; lượng cholesterol tốt HDL dưới 40 mg/Dl đối với nam và dưới 50 mg/Dl với nữ, và triglycerides là 150 mg/Dl.

Phát hiện bệnh tiểu đường bằng cách nào?

Hiện nay, các phương pháp chính để kiểm soát đường huyết bao gồm: Thử đường trong nước tiểu, đo đường huyết và một số xét nghiệm chuyên môn. Qua mức đường huyết thay đổi, bạn có thể nắm rõ mình có thuộc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không?

Đó là phương pháp đo lường lượng đường trong nước tiểu để phát hiện lượng đường cao trong máu. Người bệnh được tư vấn tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường, trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24 giờ trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.

Thử đường trong nước tiểu là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoài trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như người bệnh không có phương pháp xét nghiệm nào khác. Và hạn chế của phương pháp này là không phát hiện ra bệnh nếu người bệnh có tăng đường huyết nhưng chỉ ở mức 160mg.

Đo đường huyết là phương pháp chủ yếu để phát hiện bệnh tiểu đường. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80 – 110 mg. Nếu dùng theo đơn vị đo là mol (1 mol tương đương với 1.8 mg) thì các trường hợp có lượng đường trong máu cao hơn 120mg hoặc 65 mol thì được gọi là đường máu cao.

trieu-chung-benh-tieu-duong-giai-doan-dau

Cho đến nay, người ta thường đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc đói. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kết quả chỉ phản ánh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Vậy nên không thể khẳng định bệnh nhân bị tiểu đường khi chỉ căn cứ vào trị số đường huyết đo của ngày hôm nay.
  • Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường.

3. Xét nghiệm HbA1C

Bên cạnh 2 xét nghiệm nước tiểu và đo đường huyết để kiểm soát đường huyết, một số xét nghiệm đặc hiệu như HbA1C. Phương pháp này có độ chính xác cao hơn so với các phương pháp trên.

HbA1C là gì?

  • Hb – viết tắt của từ hemoglobin là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, vận chuyển oxy trong máu. Chất này có đặc tính kết hợp tự nhiên với đường glucose một cách bền vững, khi đó gọi là HbA1c.
  • HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0.05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ.

Khi tiến hành xét nghiệm HbA1c người bệnh sẽ được lấy 1 mẫu máu và được đo tại phòng xét nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, kết quả được tính theo tỷ lệ % hemoglobin của máu qua đó các bác sỹ sẽ đánh giá được đường huyết của bạn trong thời gian qua.

Mức đường máu HbA1c

  • Chấp nhận được 6,6 – 8%
  • Xấu > 8%
  • Người bình thường HbA1c = 4 – 6%

Nếu 2 lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau 3 tháng mà HbA1c > 8% cần phải thay đổi cách thức điều trị.

Ý nghĩa của việc giảm HbA1c:

Chỉ cần giảm 1% (ví dụ từ 8 xuống 7%) sẽ làm giảm được 35% nguy cơ mắc biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh do bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

Tóm lại, không thể dựa vào kết quả của một vài lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán người bị tiểu đường. Trường hợp nghi ngờ bệnh, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. 

tu khoa

  • dau hieu nhan biet benh tieu duong
  • triệu chứng bệnh tiểu đường và cách chữa trị
  • triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu
  • benh tieu duong tuyp 1 co chua duoc khong

Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter