Tổng hợp 4 bài tập chữa trĩ bằng yoga hiệu quả tại nhà

Những bài tập yoga chữa trĩ với động tác chính là tập thở và kết hợp co thắt hậu môn. Người bệnh trĩ có thể luyện tập thường xuyên khi bệnh đang trong giai đoạn đầu hoặc ngay khi búi trĩ đã to cũng có hiệu quả.

Những bài tập yoga chữa trĩ với động tác chính là tập thở và kết hợp co thắt hậu môn. Người bệnh trĩ có thể luyện tập thường xuyên khi bệnh đang trong giai đoạn đầu hoặc ngay khi búi trĩ đã to cũng có hiệu quả.

Vì sao bệnh trĩ có thể chữa trị bằng Yoga?

Hiện nay, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh trĩ, điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và ăn uống một cách khoa học nhằm rút ngắn quá trình điều trị bệnh trĩ, thì các bệnh nhân cũng được khuyên dùng các bài tập yoga điều trị bệnh trĩ.

Yoga không những là một phương pháp phổ biến mang lại sức khỏe, sự thư giãn và thoải mái trong cuộc sống mà còn là một phương pháp hữu hiệu trong việc phòng tránh và điều trị bệnh trĩ.

Những bài tập yoga với các động tác đơn giản đã được chứng minh là có tác dụng trong việc tăng cường lực cơ vùng hạ vị, tăng lưu thông máu, co nhỏ kích thước búi trĩ.

Những bài tập yoga dưới đây cơ bản thì có sự giống nhau về động tác chính là tập thở và kết hợp co thắt hậu môn. Người bệnh có thể luyện tập thường xuyên khi bệnh đang trong giai đoạn đầu hoặc ngay khi búi trĩ đã to cũng có hiệu quả.

4 bài tập Yoga chữa trĩ hiệu quả tại nhà

Những trường hợp búi trĩ quá to sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cũng có thể áp dụng các bài tập để ngăn ngừa sự tái phát của bệnh. Dưới đây chính là 4 bài tập chữa trĩ bằng yoga đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà.

Đây cũng là một cách chữa trĩ vô cùng hiệu quả mà đơn giản, với các động tác thực hiện như sau:

  • Giữ thẳng người, hàm khép hờ vào, hai tay buông thõng, thả lỏng tự nhiên, hai bàn tay nắm hờ, tập trung ý nghĩ của mình vào vùng đan điền (vùng bụng dưới ở gần xương mu, đây là vùng tập trung khí của cả cơ thể);
  • Các ngón chân cong gập bám chặt xuống mặt đất;
  • Vừa thót hậu môn vừa thực hiện đi bộ từng bước từng bước nhẹ nhàng và thở đều.

chua-tri-bang-yoga

Cứ đi bộ như vậy trong tư thế đó khoảng 6 – 7 phút. Sau đó, giãn hậu môn trở về như cũ, thả lỏng các ngón chân, lại đi bộ đều khoảng chừng 3 – 4 phút rồi lại vừa đi bộ vừa thót hậu môn như trên.

Mỗi lần tập trong khoảng 25 phút, một ngày tập 2 – 3 lần. Bài tập này rất tốt cho những bệnh nhân mắc các chứng tiểu tiện không tự chủ, sa trực tràng, rò hậu môn.

Với bài tập yoga hít thở kết hợp, bạn có thể thực hiện nó ở mọi nơi, mọi tư thế ngay cả khi đứng, ngồi hay khi nằm. Động tác của bài tập này như sau:

  • Hãy thả lỏng người và tập trung tinh thần vào phàn vùng bụng dưới của bạn.
  • Tiếp theo, thực hiện hít vào một cách từ từ, đồng thời, kép, ép chặt hai bên mông, đùi với nhau, lưỡi cong lên và áp vào hàm trên.
  • Trong lúc đó, đồng thời thực hiện co thắt và hóp hậu môn vào, nín thở trong vài giây.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng vài giây rồi thở ra, đưa hậu môn trở về trạng thái bình thường, đồng thời, đưa lưỡi xuống.

Thường xuyên luyện tập phương pháp này từ 3 đến 4 lần một ngày, mỗi lần thực hiện khoảng từ 35 – 40 nhịp.

chua-tri-bang-yoga

Đây cũng là một trong những bài tập yoga điều trị hiệu quả nhất. Động tác của bài tập này như sau:

  • Nằm duỗi thẳng người ở trên giường, 2 chân duỗi thẳng ra, khép chặt vào nhau, hai tay duỗi xuôi dọc theo thân mình. Mắt nhắm hờ vào và tập trung ý nghĩ về vùng đan điền.
  • Hít vào một cách từ từ và đồng thời thót hậu môn lại, xiết chặt hai bàn tay lại, cắn chặt 2 hàm răng, co gập hết cỡ các ngón chân lên phía đầu.

Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3 đến 5 giây, sau đó thở ra từ từ và thả lỏng toàn bộ cơ bắp. Cứ làm như vậy khoảng 5 đến 10 phút, mỗi ngày tập bài tập này 2 – 3 lần.

Với bài tập này, bạn có thể thực hiện theo các động tác sau:

  • Đứng trong tư thế thẳng người, hai chân dạng rộng ra bằng vai, các ngón chân cũng bám chặt xuống mặt đất, hai tay buông xuôi, thả lỏng tự nhiên, bàn tay nắm hờ.
  • Từ từ uốn cong phần gối như động tác xuống tấn, giữ lưng thẳng
  • Miệng khép, đưa lưỡi xát xung quang vòm miệng trên và dưới
  • Khi nước bọt đã tiết ra đầy miệng thì hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt lên phía hàm trên, nuốt một cách từ từ, đồng thời ki đó thót vùng hậu môn lại, nín thở và giữ tư thế đó trong vài giây.
  • Sau đó, thở ra và thư giãn để chuẩn bị cho lần tiếp theo. Cứ thế làm khoảng 25 lần, kết thúc bài tập thì nên đi bộ trong vòng 25 phút. Mỗi ngày tập bài tập 2 lần. Ngoài ra, bài yoga này còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, khiến người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.

Chú ý: Thông tin trong bài ch mang tính tham kho, người đc cn cân nhc trước khi áp dng.

Từ khóa liên quan:

  • bị trĩ có nên tập yoga
  • bài tập giúp co búi trĩ
  • bệnh trĩ có nên tập yoga
  • bài tập yoga trị bệnh trĩ
  • bài tập chữa bệnh trĩ
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter