Độ tuổi phát triển chiều cao nhanh nhất của nam và nữ là bao nhiêu?

Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ nhanh nhất là giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì. Cải thiện chiều cao lý tưởng nhất là dựa vào chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao và nghỉ ngơi hợp lý.

Độ tuổi phát triển chiều cao của nam và nữ nhanh nhất là giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi và giai đoạn tiền dậy thì. Cải thiện chiều cao lý tưởng nhất là dựa vào chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể dục thể thao và nghỉ ngơi hợp lý.

Các giai đoạn phát triển chiều cao theo độ tuổi

Sau khi ra đời, trong năm đầu tiên chiều cao trẻ phát triển nhanh, chiều cao trẻ 1 tuổi khoảng gấp rưỡi chiều cao lúc mới đẻ, ví dụ lúc mới sinh chiều dài của trẻ là 50cm, đến 1 tuổi chiều dài của trẻ sẽ là 75 cm.

Từ 1 tuổi đến 10 tuổi trẻ ở giai đoạn lớn đều mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm. Khi đến thời kỳ tiền dậy thì trẻ lớn rất nhanh.

do-tuoi-phat-trien-chieu-cao-cua-nam-va-nu

Tuổi tiền dậy thì của trẻ em Việt Nam là 9 – 11 tuổi đối với nữ và 12 – 14 tuổi đối với nam. Lứa tuổi này chiều cao của trẻ nữ tăng mỗi năm khoảng 6cm và trẻ nam là 7cm.

Khi đến tuổi dậy thì (12 – 13 đối với nữ và 15 – 16 đối với nam) thì sức lớn chậm lại, mỗi năm tăng khoảng 2cm.

Giai đoạn tiếp theo cho đến 25 tuổi thì sức lớn rất chậm, chỉ tăng 1-2cm hoặc hầu như không tăng. Cơ thể con người hết tuổi lớn với nữ là khoảng 23 tuổi và nam là 25 tuổi.

Như vậy, trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cần đặc biệt quan tâm đến những giai đoạn trọng điểm của phát triển chiều cao, đó là thời kỳ bào thai, năm đầu tiên của cuộc đời và thời kỳ tiền dậy thì. Trong những giai đoạn này, tác động của yếu tố dinh dưỡng có ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển chiều cao.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao?

Tức là chiều cao và thể trạng của trẻ sẽ phụ thuộc vào 20% yếu tố di truyền. Nghiên cứu cho thấy, chiều cao của con cái sẽ theo tỷ lệ 3:1 (cơ hội cao là 3, thấp là một).

Khi bé 1 tuổi thì trung bình cao 75-76cm. Khi 2 tuổi, chiều cao trung bình của trẻ sẽ là 86cm. Và theo ước tính chiều cao khi trẻ 2 tuổi nhân đôi sẽ ra chiều cao trung bình khi trẻ lớn. Tuy nhiên đây chưa phải là yếu tố duy nhất để quyết định chiều cao của trẻ.

do-tuoi-phat-trien-chieu-cao-cua-nam-va-nu

Vai trò của Protein (chất đạm): chất đạm đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc cơ thể, đặc biệt là các chất đạm động vật với đầy đủ các axit amin cần thiết.

Vai trò của Canxi: Canxi là chất dinh dưỡng chính tham gia vào cấu trúc hệ xương, thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến sức lớn và sự vững chắc của xương.

Vai trò của Lipid (chất béo): Chất béo rất quan trọng trong sự phát triển các xương dài của trẻ khi còn nhỏ. Đồng thời chất béo còn giúp cho tăng cường hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D…giúp hệ xương phát triển tốt.

Vai trò của vi chất dinh dưỡng: Các nghiên cứu tiến hành gần đây cho thấy ảnh hưởng thiếu vi chất dinh dưỡng đến suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt đáng chú ý là ảnh hưởng do thiếu kẽm, sắt, vitamin A và thiếu Iốt.

Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc y tế kém.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Nhiều môn thể thao hỗ trợ tốt cho phát triển chiều cao như: bơi, nhảy cao, chạy…

Ngủ đủ và đúng giờ quy định (trước 10h đêm) là một phương pháp thúc đẩy chiều cao tối ưu cho trẻ. Theo đó trẻ cần phải ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu và tốt.

Như vậy, nếu muốn cải thiện chiều cao ta cần phải thực hiện càng sớm càng tốt ngay từ những tuần đầu tiên của thai nhi. Quá trình chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cần được tiếp tục thực hiện đồng bộ từ khi trẻ ra đời, thời kỳ bú mẹ, tuổi nhà trẻ mẫu giáo, tuổi học sinh, tuổi vị thành niên.

Từ khóa liên quan:

  • phát triển chiều cao ở tuổi trưởng thành
  • phương pháp tăng chiều cao đến 40 tuổi
  • cách tăng chiều cao ở tuổi 18
  • bao nhiêu tuổi hết cao
  • độ tuổi ngừng phát triển chiều cao
  • độ tuổi phát triển chiều cao của nam là bao nhiêu?
Bài viết liên quan
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt

Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần cần bổ sung nhiều: protein, chất xơ, canxi và sắt,… sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã dần biến mất và các giác quan của thai nhi lúc này phát triển mạnh, mẹ có thể cảm nhận được các...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung nhóm thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, thịt và các loại đậu,… nhằm bổ sung canxi và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Lúc này bé nặng khoảng từ 430 – 500g, các tế bào...

Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần
Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát...

Subscribe to newsletter