Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bệnh nhân nhiễm HIV có thể sống 15-20 năm nếu phát hiện bệnh sớm, sử dụng thuốc làm chậm quá trình phát tán virus, tinh thần lạc quan, có chế độ dinh dưỡng và thể thao khoa học.
Bệnh nhân nhiễm HIV có thể sống 15-20 năm nếu phát hiện bệnh sớm, sử dụng thuốc làm chậm quá trình phát tán virus, tinh thần lạc quan, có chế độ dinh dưỡng và thể thao khoa học.
Virus HIV tấn công cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể. Bệnh tiến triển qua 3 giai đoạn: giai đoạn khởi phát có triệu chứng, giai đoạn không triệu chứng và giai đoạn AIDS. Những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm HIV có thể nhầm lẫn với bệnh cúm thông thường. Nhiễm HIV có 3 giai đoạn gồm:
Giai đoạn đầu tiên gọi là nhiễm trùng cấp tính hay chuyển đổi huyết thanh. Giai đoạn này thường xảy ra trong vòng 2 – 6 tuần sau khi tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm, hệ thống miễn dịch của cơ thể bắt đầu chống lại virus HIV.
Các triệu chứng nhiễm trùng cấp tính giống như các triệu chứng do bệnh nhiễm virus khác và thường bị nhầm lẫn với cảm cúm. Các triệu chứng kéo dài 1 hoặc 2 tuần và sau đó hoàn toàn biến mất và bước vào giai đoạn không triệu chứng.
Các triệu chứng ban đầu của nhiễm HIV cấp có thể bao gồm:
Nếu nghi ngờ bị nhiễm HIV, cần đến ngay các cơ sở y tế để được sử dụng thuốc kháng HIV để tự bảo vệ mình. Những loại thuốc này chỉ có tác dụng khi được tiêm, uống sau vài giờ hoặc vài ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Thuốc có thể gây tác dụng phụ khó chịu nhưng có khả năng ngăn chặn virus HIV xâm nhập vào cơ thể.
Hầu hết mọi người đều không biết mình nhiễm HIV. Bệnh chỉ được phát hiện khi xét nghiệm sau khi nhiễm vài tuần.
Sau thời kỳ chuyển đổi huyết thanh đầu tiên, hệ thống miễn dịch bị đánh bại bởi các virus HIV và các triệu chứng bệnh biến mất. Nhiễm HIV đi vào giai đoạn không có triệu chứng.
Giai đoạn này người bệnh có thể không hề biết về tình trạng bệnh của mình và có thể lây truyền bệnh cho người khác. Giai đoạn này có thể kéo dài 10 năm.
Trong giai đoạn không có triệu chứng này, virus HIV đang hủy hoại các tế bào CD4T và hệ thống miễn dịch. Thông thường, một người sẽ có từ 450 đến 1.400 tế bào CD4T trên mỗi microlit.
Con số này thay đổi liên tục tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của con người. Đối với người nhiễm HIV, số lượng tế bào này giảm liên tục, khiến cho cơ thể dễ dàng mắc các bệnh khác và có nguy cơ chuyển sang giai đoạn AIDS.
AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là giai đoạn tiến triển của nhiễm HIV. Khi số lượng tế bào CD4T giảm xuống dưới mức 200/mirolit, người bệnh được chuẩn đoán mắc AIDS.
Một người nhiễm HIV cũng được chuẩn đoán AIDS nếu mắc bệnh kèm theo như Sarcoma Kaposi (một dạng ung thư da) hoặc viêm phổi
Hiện nay, sử dụng kết hợp một số loại thuốc kháng HIV có thể xây dựng lại hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Những loại thuốc này tốn và có nhiều tác dụng phụ. Những người nhiễm HIV phải được sử dụng thuốc liên tục và chỉ ngưng khi có ý kiến của bác sĩ và lượng tế bào CD4T ổn định.
Theo các chuyên gia về bệnh xã hội cho biết, người bị nhiễm HIV có thể sống trung bình khoảng 10 năm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ:
Tóm lại, bệnh HIV/AIDS là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khả năng lây lan cao. Vì vậy, để bảo vệ bản thân và gia đình bạn nên tránh xa các nguồn có nguy cơ lây bệnh như: dùng chung kim tiêm dính máu, quan hệ tình dục bừa bải,… và đi xét nghiệm HIV/AIDS nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Từ khóa liên quan:
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...
Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...
Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...
Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...