Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.
Những nguyên nhân dẫn tới sinh non như: mẹ bị stress, mắc bệnh u xơ cổ tử cung, bệnh tim, mẹ thiếu cân hoặc đa thai, nhiễm trùng ối, thiếu vitamin B9,…mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng và bổ sung dinh dưỡng và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí.
Những nguyên nhân dẫn tới sinh non như: mẹ bị stress, mắc bệnh u xơ cổ tử cung, bệnh tim, mẹ thiếu cân hoặc đa thai, nhiễm trùng ối, thiếu vitamin B9,…mẹ bầu cần kiểm soát cân nặng và bổ sung dinh dưỡng và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lí.
Theo các bác sĩ, trẻ sinh non thường phải chịu những hậu quả về sức khỏe suốt đời ví dụ như: trẻ có thể bị chậm phát triển thần kinh, mắc bệnh phổi mãn tính, bại não, bị mù lòa và thậm chí là có thể tử vong.
Thống kê từ các nhà nghiên cứu y tế cho thấy, tại Mỹ có hơn 476.000 trẻ được sinh sớm hơn dự định, ở Anh con số này là 50.000 trẻ mỗi năm. Qua các con số này có thể thấy tình trạng sinh non có thể xảy ra với bất kì một mẹ bầu nào. Vì thế, để hạn chế được tình trạng này các mẹ nên tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới sinh non trong bài viết sau.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non như: mẹ bị stress, mắc bệnh u xơ cổ tử cung, bệnh tim, mẹ thiếu cân hoặc đa thai, nhiễm trùng ối, thiếu vitamin B9,…Dưới đây là những nguyên nhân sinh non phổ biến nhất mà mẹ bầu cần tránh:
Trên thực tế có đến 50% ca sinh non không xác định được nguyên nhân và 50% nguyên nhân còn lại có thể xác định được. Trong đó, một số bệnh lý mẹ mắc phải như mẹ bị mắc bệnh u xơ cổ tử cung, mắc bệnh viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, bệnh tim, mẹ thiếu cân hoặc đa thai, nhiễm trùng ối, cũng có thể có triệu chứng tiền sản giật v.v…và rất nhiều bệnh lý khác có thể là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc sinh non ở mẹ.
Theo các bác sĩ, dị tật ở tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần tuổi, bao gồm các dị tật như: mẹ bị hở eo tử cung, tử cung có dấu hiệu bất thường, hoặc cổ tử cung ngắn v.v…
Nếu mẹ thường xuyên có tâm trạng bất an, cảm thấy lo lắng, có những cơn tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, đây là tác nhân sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh và dẫn đến sinh non.
Một nghiên cứu mới đây được khảo sát trên 1 triệu sản phụ ở Đan Mạch đã phát hiện ra rằng, những mẹ bầu phải chịu căng thẳng 6 tháng trước thời gian mang thai có nguy cơ sinh non với tỷ lệ lên đến 59% những ca chuyển dạ sớm khi thai nhi chưa đến 33 tuần tuổi, nguyên nhân được xác định là do các hormone stress tác động lên dạ con của thai phụ.
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sinh non các nhà nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra. Theo đó, các nhà nghiên cứu tiến hành theo dõi 35.000 phụ nữ không dùng và có dùng vitamin B9 trước thai kỳ khoảng 1 năm, kết quả cho thấy nhóm thai phụ sử dụng hợp lý vitamin này sẽ giảm được 70% nguy cơ sẩy thai trong giai đoạn từ tuần 20 đến tuần thứ 28 và giảm đến 50% nguy cơ sinh non ở tuần 28 – 32.
Các nhà khoa học tại ĐH Pittsburgh (Mỹ) đã công bố kết quả một nghiên cứu bất ngờ về nguyên nhân dẫn tới sinh non do tác động của các mùa trong năm. Nghiên cứu này phân tích dữ liệu của 75.399 sản phụ tại Mỹ trong vòng 10 năm ( kể từ 1995 – 2005), kết quả cho thấy tình trạng sinh non phổ biến nhất ở những phụ nữ thụ thai vào mùa xuân, ít phổ biến nhất vào mùa hè.
Nguyên nhân được xác định là có liên quan đến những tác nhân gây dị ứng, gây ra tình trạng viêm nhiễm do virus theo mùa, những nguyên nhân này kết hợp với những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, mức độ tiếp xúc với ánh mặt trời v.v…
Nếu trong nhà đã có người từng sinh non thì mẹ cũng phải cẩn thận. Đặc biệt người đó là bà ngoại, mẹ, em gái thì bạn lại càng cần chú ý vì có thể đó là hiện tượng mang tính di truyền.
Bên cạnh đó, các bác sĩ còn xác định sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, bị suy dinh dưỡng, mang đa thai, nước ối ít, mang thai lúc dưới 18 tuổi hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, dùng ma túy, uống rượu thường xuyên, mang thai quá nhiều lần trước đó…
Bên cạnh đó, thời gian làm việc của người mẹ quá 42 giờ/ tuần, mẹ làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, hoặc có thể do thời tiết, v.v… cũng là nguyên nhân dẫn tới sinh non.
Mẹ có thai chưa đến 37 tuần mà đã gặp phải các cơn co thắt tử cung tối thiểu 1 tiếng đồng hồ. Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, cứ 5 – 10 phút/lần, mỗi lần kéo dài 30 giây.
Khi đi thăm khám âm đạo, bác sĩ đã thấy cổ tử cung mở hơn 2,5 cm và xóa hơn 3/4… Đồng thời, mẹ có thể thấy âm đạo có thể xuất huyết, vỡ ối sớm, đau lưng, chuột rút v.v…
Khi thấy những dấu hiệu này thì mẹ nên cẩn thận vì mẹ có thể có trong nhóm bà bầu có thể sinh non.
Mẹ bầu cần bỏ ngay các tật xấu như hút thuốc lá hoặc sống trong môi trường có nhiều khói thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia, có đụng chạm đến ma túy trước khi mang thai và trong quá trình mang thai vì đây đều là những nguyên nhân dẫn tới sinh non ở mẹ.
Ngoài ra, mẹ bầu nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, không nên thức khuya rất dễ bị stress và đây là nguyên nhân dẫn đến sinh non.
Theo các chuyên gia y tế, tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh làm tăng nguy cơ sinh non ở mẹ.
Trong khi tăng cân quá ít lại khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh ra những em bé bị nhẹ cân. Vì vậy theo các bác sĩ, việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết, mẹ bầu chỉ nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ.
Mẹ nên uống một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày để cung cấp vitamin cho cơ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung đủ axit béo omega-3 (chất này có trong cá hồi, trứng, quả óc chó và hạt lanh); vitamin A có nhiều trong cà rốt, quả mơ và bông cải xanh; vitamin C có trong họ cam quýt, dâu, ớt chuông và vitamin E có trong các loại hạt, khoai lang và xoài.
Ngoài ra mẹ bầu có thể uống sữa hoặc nước trái cây để bổ sung thêm canxi ; ăn các magiê các loại đậu, đậu phụ, sữa chua, mơ khô, chuối và hạt vừng để bổ sung magie; mẹ cũng nên ăn thịt bò, trái cây sấy khô và các sản phẩm đậu nành để bổ sung sắt cho cơ thể; …cùng những loại dưỡng chất cần thiết để có được sức khỏe ổn định và hạn chế nguy cơ sinh non.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên, kiểm tra răng nướu, cẩn thận khi có nguy cơ để có được thai kì khỏe mạnh.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sinh non, trong đó có rất nhiều nguyên nhân mẹ có thể mắc phải do chủ quan. Vì thế, pnviet.com hi vọng qua bài viết này, mẹ bầu có thể cải thiện tốt sức khỏe của mình và thai nhi, tránh nguy cơ sinh con gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Từ khóa liên quan:
Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.
Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...
Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...
Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.