Thai nhi gò trong bụng mẹ có sao không?

Thai nhi gò trong bụng mẹ là hiện tượng bình thường hay gặp ở phụ nữ mang thai nhưng trong một số trường hợp ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ khi có triệu chứng chảy máu hoặc dịch nhầy ở âm đạo,... mẹ bầu cần lưu ý.

Thai nhi gò trong bụng mẹ là hiện tượng bình thường hay gặp ở phụ nữ mang thai nhưng trong một số trường hợp ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ khi có triệu chứng chảy máu hoặc dịch nhầy ở âm đạo,... mẹ bầu cần lưu ý.

Nguyên nhân gò bụng khi mang thai là gì?

Nguyên nhân khiến bà bầu bị gò cứng bụng rất đa dạng. Nếu bạn nhận thấy đây chỉ là những cơn gò nhẹ không xuất hiện thêm các triệu chứng nghiêm trọng như đau lưng chảy máu âm đạo thì đừng lo lắng quá nhé! Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

Tử cung bị gây áp lực: Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.

Xương thai nhi phát triển: Thông thường các mẹ sẽ hay nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng từ cuối quý thứ 2 thai kỳ là bởi lúc này xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài đáng kể. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.

thai-go-trong-bung-me-co-sao-khong

Hiện tượng táo bón: chế độ ăn uống nghèo nàn và không khoa học khi mang thai sẽ khiến thức ăn khi được nạp vào cơ thể khó hấp thụ gây táo bón dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến tử cung mẹ. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ.

Cảm xúc của mẹ: Mẹ có biết rằng cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và có thể gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng.

Gò bụng khi mang thai có thể gây sinh non

Khi thai đã ở những tháng cuối hoặc 25 tuần trở lên sẽ có những cơn co nhất định. Tuy nhiên, nếu cơn gò chỉ xuất hiện một vài lần rồi biến mất hoặc tự nhiên buổi sáng tỉnh dậy có xuất hiện cơn gò cứng bụng thì không đáng lo ngại.

Tuy nhiên với bà bầu này có 3-4 cơn gò cứng bụng trong một ngày kèm triệu chứng đau nhói bụng cần phải đi khám ngay để được bác sĩ có những chỉ định.

Cơn co dọa sinh non thường là 5-10 phút xuất hiện một lần kèm ra huyết, đau bụng. “Với trường hợp bà bầu nói trên đi khám bác sĩ, nếu kết luận không phải dọa sinh non thì sẽ được bác sĩ kê thuốc để giảm cơn co. Lưu ý các bà bầu khi xuất hiện cơn gò cứng bụng dù tần suất thế nào cũng cần đi khám bác sĩ để yên tâm”, bác sĩ Dung nói thêm.

Trong suốt quá trình mang thai, chị em cần lưu ý không sờ tay vào bụng, xoa bụng vì có thể gây cơn co tử cung dẫn đến đẻ non. Ngoài ra, việc xoa đầu ngực trong thai kỳ cũng không được. Nguyên tắc trong thời kỳ mang thai là không ra máu, không ra nước và không có cơn co tử cung. Khi xuất hiện bất kỳ những dấu hiệu nêu trên cần đến gặp bác sĩ sản khoa ngay lập tức.

Nguyên nhân có thể dẫn đến mẹ bầu sinh non

Nguyên nhân của sinh non có nhiều như nếu đã sinh non một lần thì lần tiếp theo sẽ có nguy cơ cao về sinh non, cổ tử cung bị hở bẩm sinh, trước khi mang thai có nạo hay phá thai nhiều lần. “Đặc biệt, việc bị té ngã, tác động mạnh từ bên ngoài lên bụng cũng sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non”.

Dấu hiệu sinh non có thể nhận ra là xuất hiện hiện tượng đau bụng khi chưa đến ngày dự sinh, có nhớt và dịch từ âm đạo… khi có những dấu hiệu này cần đưa ngay thai phụ đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám.

Có 2 thời điểm để kiểm tra nguy cơ sinh non với thai phụ. Đó là 3 tháng đầu kiểm tra eo cổ tử cung xem có bị hở bẩm sinh hay không. Còn 3 tháng giữa thai kỳ cũng sẽ kiểm tra vấn đề này, nếu bị hở sẽ được chỉ định của bác sĩ, có thể sẽ khâu eo tử cung.

Gò bụng sinh lý và gò bụng chuyển dạ khác nhau điểm nào?

Một số chuyên gia cho biết các cơn gò sinh lý là một tín hiệu cho thấy tử cung đã sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ thực sự. Với nhiều mẹ, những cơn gò sinh lý có thể rất đáng sợ, đặc biệt là cường độ của chúng sẽ tăng dần gần cuối thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần thật bình tĩnh để có thể xác định sự khác biệt giữa cơn gò sinh lý và các cơn gò chuyển dạ.

Trong những tháng cuối thai kỳ, thai phụ cảm thấy tử cung có những cơn gò nhẹ trong khoảng 30 đến 60 giây, một vài lần trong ngày, đó là những cơn gò sinh lý Braxton-Hicks (cơn đau giả). Chúng là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi mang thai, thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ, tuy nhiên cũng có thể bắt đầu xuất hiện vào quý thứ hai và không phải mẹ bầu nào cũng sẽ trải nghiệm chúng.

Một số thông tin dưới đây sẽ giúp chị em nhận biết rõ ràng cơn gò sinh lý Braxton-Hicks và cách giảm bớt khó chịu do cơn chuyển dạ giả gây ra:

Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks

Những cơn gò này thường không gây đau đớn và không xảy ra đều đặn. Không giống các cơn gò chuyển dạ diễn ra nhịp dàng, đều đặn, cơn gò sinh lý không thể dự đoán trước và không có “nhịp điệu”.

Mặt khác, khi mẹ bầu chuyển dạ thật sự, các cơn gò sẽ tăng dần lên, kéo dài hơn và tần suất cũng dồn dập hơn còn cơn gò Braxton-hicks lại có xu hướng biến mất khi bạn đi bộ, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí.

Cơn gò chuyển dạ

Đối với các cơn gò chuyển dạ, mỗi mẹ lại có cảm nhận khác nhau. Dưới đây là một số nhận xét chung được rút ra từ kinh nghiệm của các mẹ đã sinh nở, tuy nhiên không phải mẹ nào cũng có tất cả những dấu hiệu, phản ứng này nhé!

Cơn gò chuyển dạ xảy ra đều đặn và có thể kéo dài 30 đến 70 giây (trung bình khoảng một phút). Các đợt co thắt cách nhau 5 đến 10 phút hoặc ít hơn, có nhiều hơn 5 cơn gò trong một giờ

Cơn gò chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng. Chúng gây căng cơ ở vùng xương chậu.

Cơn gò chuyển dạ khiến một số mẹ bị đau lưng hoặc đau đùi. Một số mẹ miêu tả các cơn co thắt chuyển dạ thực sự tương tự như cơn đau bụng kinh nguyệt nghiêm trọng hoặc đau bụng tiêu chảy.

Khi mang thai những cơn gò cứng bụng thường xảy ra cho các thai phụ đang trong cuối quý 2 đến quý 3 thai kì, cũng có thể xuất hiện rất sớm từ tuần 12 trở đi. Đây là một hiện tượng bình thường nếu như không có xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm mà pnviet.com vừa đề cập ở trên thì mẹ bầu không nên quá lo lắng nhé!

Từ khóa liên quan:

  • go bung sinh ly nhu the nao
  • go bung khi mang thai la nhu the nao
  • nhung con go bung khi mang thai
  • triệu chứng gò tử cung khi mang thai
  • thai 38 tuần bụng căng cứng
  • bụng căng cứng có phải sắp sinh

Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter