Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...
Nhu cầu vitamin C ở trẻ em & bà bầu khoảng 150mg/ ngày, người ít làm việc nặng khoảng 50-100mg/ ngày, người bệnh, người vận động nặng cần nhiều vitamin C hơn so với thông thường. Vậy vitamin C có tác dụng gì và bổ sung như thế nào được pnviet.com chia sẻ bên dưới.
Nhu cầu vitamin C ở trẻ em & bà bầu khoảng 150mg/ ngày, người ít làm việc nặng khoảng 50-100mg/ ngày, người bệnh, người vận động nặng cần nhiều vitamin C hơn so với thông thường. Vậy vitamin C có tác dụng gì và bổ sung như thế nào được pnviet.com chia sẻ bên dưới.
Vitamin C (còn được gọi là axit ascorbic) có nhiều trong các loại rau và trái cây. Một vitamin tan trong nước và chất chống oxy hóa mạnh mẽ, nó giúp hình dáng cơ thể và duy trì các mô liên kết, bao gồm cả xương, mạch máu, và da.
Vitamin C tham gia tạo colagen và một số thành phần tạo nên các mô liên kết ở cơ, da xương, mạch máu. Tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể như protid, lipid, glucid.
Ngoài ra, Vitamin C còn tham gia vào quá trình tổng hợp một số chất như catecholamin, hormon vỏ thượng thận. Chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Kết hợp với vitamin A, vitamin E chống ôxy hóa bằng cách trung hòa các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hóa, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.
Hỗ trợ rất lớn giúp hấp thu sắt của cơ thể, vì khi vào trong cơ thể chỉ có sắt hóa trị 2 dễ dàng được hấp thu sắt hóa trị 2, còn sắt hóa trị 3 muốn được hấp thu phải được chuyển thành hóa trị 2, mà quá trình chuyển này cần có sự xúc tác của vitamin C nên nếu thiếu vitamin C sẽ dễ gây thiếu máu do thiếu sắt, do vậy khi uống viên sắt cần uống kèm với vitamin C.
Tăng tỷ lệ hấp thu calci vào cơ thể.
Tăng mật độ xương cột sống và cổ xương đùi.
Trong cơ thể người, vitamin C được hấp thụ ở hỗng tràng, chủ yếu theo cơ chế vận chuyển chủ động và phân bổ khắp cơ thể, nồng độ Vitamin C cao nhất ở tuyến yên và tuyến thượng thận.
Lượng Vitamin được cơ thể hấp thu và dự trữ không tỷ lệ thuận với hàm lượng vitamin C trong thực phẩm, thậm chí còn giảm thiểu khi lượng sinh tố C trong thực phẩm quá cao. Nếu tiêu hóa lượng lớn vitamin C, hàm lượng vitamin C tăng cao, lượng thừa nhanh chóng được các tế bào mô nắm bắt hoặc bài tiết ra nước tiểu.
Khi tiêu hóa lượng nhỏ dưới 100mg, 80-90% lượng vitamin C ăn vào được hấp thụ vào cơ thể. Nhưng khi khẩu phần ăn tăng, khả năng hấp thụ vitamin C giảm, đối với khẩu phần chứa 1,5g vitamin C, cơ thể chỉ hấp thu được 49%, ở khẩu phần 3g, cơ thể hấp thụ được 36% và với khẩu phần ăn 12g, chỉ có 16% lượng vitamin C được hấp thụ vào cơ thể.
Hàm lượng vitamin C trong máu tối đa là 1,2-1,5mg/100ml với khẩu phần ăn 100mg/ ngày và giảm xuống 0,2-0,1 mg/100ml khi khẩu phần ăn dưới 10mg/ngày. Hàm lượng vitamin C cao ở trong các mô tuyến yên và tuyến thượng thận, cao hơn 50 lần so với trong huyết thanh.
Ở các mô khác như mắt, não, thận, phổi và gan cao hơn từ 5 đến 30 lần so với trong huyết thanh. Lượng vitamin C trong mô cơ tương đối thấp, nhưng do cơ chiếm một khối lượng lớn trong cơ thể, nên có tới 600 mg vitamin C được dự trữ trong cơ của một người có trọng lượng 70kg.
Lượng sinh tố C tối thiểu cần thiết cho cơ thể để ngăn ngừa bệnh Scorbut chỉ là 10mg/ ngày.
Nhu cầu vitamin C cho người không làm việc nặng là vào khoảng 50-100mg mỗi ngày. Trong khi đó: thai sản phụ, trẻ em có nhu cầu Vitamin C cao hơn, khoảng 150mg/ngày.
Bệnh nhân có nhu cầu chống bội nhiễm, dự phòng ung thư, kháng dị ứng sẽ cần tối thiểu 150mg/ngày.
Người nghiện thuốc lá, vận động viên, bệnh nhân trong giai đoạn phục hồi, công nhân lao động nặng nên được tiếp tế 200mg/ ngày. Người ở miền núi lạnh cần 140mg/ ngày.
Tuy Vitamin c có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với làn da, nhưng bạn không được sử dụng quá nhiều. Các tác dụng phụ khi sử dụng dư vitamin C thường gặp là: có nguy cơ bị tiêu chảy, loét đường tiêu hóa (nếu uống vào lúc bụng trống), sỏi thận oxalat (do dehydroascorbic chuyển thành axít oxalic tạo sỏi), tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, giảm độ bền hồng cầu.
Nhu cầu khuyến cáo cung cấp vitamin C hàng ngày cho cơ thể chỉ là 60mg. Hạn chế dùng vitamin C liều cao (quá 1g/ngày), nếu dùng lâu dài ( trên 2 tháng) nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Tóm lại, để cung cấp vitamin C cho cơ thể là không khó, nhưng để cung cấp đúng và đủ thì cần cả một quá trình từ chọn lựa cho đến chế biến cẩn thận để không làm giảm hàm lượng vitamin trong sản phẩm.
tu khoa
Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...
Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần cần bổ sung nhiều: protein, chất xơ, canxi và sắt,… sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã dần biến mất và các giác quan của thai nhi lúc này phát triển mạnh, mẹ có thể cảm nhận được các...
Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung nhóm thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, thịt và các loại đậu,… nhằm bổ sung canxi và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Lúc này bé nặng khoảng từ 430 – 500g, các tế bào...
Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát...