Thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường nên ăn từ bây giờ

Để phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả ngay từ bây giờ bạn nên ăn sữa chua, rau quả có màu xanh, đỏ, thịt trắng như thịt gà, trứng gà đồng thời cần bổ sung chất xơ và chất béo trong bữa ăn hàng ngày kết hợp với lối sống lành mạnh thì bạn chẳng cần phải bận tâm đến bệnh tiểu đường nữa nhé!

Để phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả ngay từ bây giờ bạn nên ăn sữa chua, rau quả có màu xanh, đỏ, thịt trắng như thịt gà, trứng gà đồng thời cần bổ sung chất xơ và chất béo trong bữa ăn hàng ngày kết hợp với lối sống lành mạnh thì bạn chẳng cần phải bận tâm đến bệnh tiểu đường nữa nhé!

Phòng bệnh tiểu đường trước khi lượng đường và insulin trong máu lên quá cao sẽ giúp bạn tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. Có rất nhiều cách giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường tuy nhiên cách đơn giản nhất vẫn là chế độ ăn uống lành mạnh. Dưới đây là những thực phẩm phòng chống bệnh tiểu đường nên ăn từ bây giờ.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?

Một người sẽ không biết chính xác được mình có bị bệnh tiểu đường hay không nếu như không dựa vào chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết bình thường được y học đánh giá là an toàn phải đảm bảo:

–  Chỉ số đường huyết bình thường khi đói ở mức từ 90 – 130mg/dl ( tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l).

– Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn ở mức thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l).

– Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).

Bệnh tiểu đường có những biểu hiện gì?

Việc biết rõ một vài dấu hiệu nghi ngờ bệnh tiểu đường là cần thiết để bạn biết được khi nào mình nên gặp bác sĩ để chẩn đoán đái tháo đường sớm nhất có thể.

pnviet.com xin mách các bạn một số dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mắc bệnh tiểu đường để bạn tham khảo nhanh và đưa ra quyết định gặp bác sĩ khi cần thiết. Người bị tiểu đường thường có các triệu chứng như:

  • Có cảm giác cực kỳ khát, hay còn được gọi là chứng khát nhiều;
  • Đi tiểu nhiều, đôi khi đi thường xuyên mỗi giờ, còn gọi là chứng tiểu nhiều;
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân;
  • Cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi.
  • Chậm lành vết loét hoặc vết cắt; ngứa da, nhiễm trùng âm đạo thường xuyên ở phụ nữ;

Ngoài ra, bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng bệnh tiểu đường khác, như: buồn nôn hoặc nôn mửa; mờ mắt;

12 thực phẩm ngừa bệnh tiểu đường ngon bổ rẻ

Bệnh tiểu đường là bệnh nguy hiểm, không chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa ngay từ bây giờ bằng lối sống lành mạnh kết hợp với ăn các loại thực phẩm được chia sẻ bên dưới.

thuc-pham-phong-chong-benh-tieu-duong

Sữa và sữa chua là thực phẩm giàu protein có lợi và canxi. Chế độ ăn nhiều sữa giúp cơ thể chống lại kháng insulin, vấn đề cốt lõi để điều trị bệnh tiểu đường.

Táo là một trong 10 loại trái cây đứng đầu về hàm lượng chất chống oxy hóa, giúp cơ thể tránh khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ăn táo chưa gọt vỏ có hiệu quả tốt nhất.

chứa nhiều chất béo có lợi. Chất kali trong bơ giúp cơ thể ổn định đường máu lâu dài và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim. Bơ nướng hay làm salad cũng là những món người tiểu đường nên ăn mỗi ngày.

Cà rốt có lượng đường rất thấp và giàu chất beta-carotene, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Một số quả mọng như nho, dâu tây, trứng cá, mận, sơ ri… chứa nhiều chất xơ và chống oxy hóa cũng giúp đường máu thấp hơn bằng cách thúc đẩy sản xuất insulin.

Bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ và chất chống oxy hóa, đặc biệt là crom giúp kiểm soát đường huyết lâu dài. Bông cải có thể nấu súp, hầm cùng thịt, xào tỏi hoặc chế biến với sốt đậu nành, mù tạt, dầu mè đen…

Các loại thịt trắng như gà nạc bỏ da, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Theo nghiên cứu của trường Y tế cộng đồng Harvard, ăn cá một lần mỗi tuần có thể giảm hơn 40% nguy cơ mắc bệnh.

Lượng protein trong trứng cũng được đánh giá tốt. Ăn 1-2 quả trứng cung cấp năng lượng cho vài giờ, nhưng không làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể.

Hạt bí ngô, hướng dương, mè… giàu protein, chất xơ và chất béo tốt cho cơ thể. Chúng phối hợp cùng nhau để giữ lượng đường trong máu thấp và ngăn ngừa bệnh tim.

Chất xơ hòa tan và các hợp chất khác trong hạt lúa mạch cũng làm chậm đáng kể quá trình tiêu hóa và hấp thu carbohydrate. Vì vậy, dùng lúa mạch thay cho gạo trắng, có thể giảm hơn 70% sự gia tăng đường máu sau bữa ăn.

Ngoài ra, mỗi tuần nên ăn các loại đậu 2 ngày. Chất xơ hòa tan trong nhóm thực phẩm này giúp bạn cảm thấy no, ổn định lượng đường trong máu và giảm cholesterol.

Dầu ôliu chứa các chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa đơn, có tác dụng giảm nguy cơ tim mạch và giữ đường máu ổn định, bằng cách chống lại kháng insulin. Ngoài ra, dầu ôliu còn giúp giảm cân, cần thiết cho bệnh nhân đái tháo đường bị thừa cân. Bạn nên dùng dầu ôliu để xào nấu trong bữa ăn hàng ngày.

Bên trên là những thực phẩm tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường bạn nên ăn hàng ngày ngay từ bây giờ nhất là đối với những người có tiền sử bị tiểu đường, người béo phì, có nguy cơ bị tiểu đường cao.

tu khoa

  • thực phẩm cho người tiểu đường
  • chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 1
  • tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
  • các loại hạt chữa bệnh tiểu đường
  • cửa hàng bán thực phẩm cho người tiểu đường
  • thức ăn phòng chống tiểu đường
  • đường cho người tiểu đường
  • thực phẩm cho người tiểu đường và cao huyết áp
Bài viết liên quan
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt

Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần cần bổ sung nhiều: protein, chất xơ, canxi và sắt,… sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã dần biến mất và các giác quan của thai nhi lúc này phát triển mạnh, mẹ có thể cảm nhận được các...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung nhóm thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, thịt và các loại đậu,… nhằm bổ sung canxi và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Lúc này bé nặng khoảng từ 430 – 500g, các tế bào...

Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần
Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát...

Subscribe to newsletter