Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu dễ nhận thấy nhất như đau lưng, đau vùng chậu, chảy máu khi quan hệ, tiểu nhiều, âm đạo tiết dịch bất thường,… ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm thì thì khả năng chữa khỏi rất cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu dễ nhận thấy nhất như đau lưng, đau vùng chậu, chảy máu khi quan hệ, tiểu nhiều, âm đạo tiết dịch bất thường,… ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm thì thì khả năng chữa khỏi rất cao.
Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung (cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo và buồng trứng). Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là khoảng 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55 tuổi, rất hiếm ở phụ nữ dưới 20 tuổi.
Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. U lành tính (không phải là ung thư) là khối u không lan rộng và thường không có hại. Tuy nhiên, các khối u ác tính sẽ lây lan và phát triển thành bệnh ung thư nguy hiểm với cơ thể.
Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV). Loại virus này tập trung nhiều nhất vào những năm đầu khi bắt đầu “yêu”.
Trên thực tế, những loại virus này sẽ bị “đánh bật” ra khỏi cơ thể con người trong vòng 12 – 24 tháng. Nhóm phụ nữ không thể loại bỏ được chúng có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung sau này. Loại virus này lây lan từ nữ sang nam và ngược lại.
Có hơn 100 loại HPV khác nhau, chiếm 70% trong số đó là HPV chủng 16, 18, 31 và 45 tiềm tàng đến 99% bệnh ung thư cổ tử cung ở chị em.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 12.340 trường hợp ung thư cổ tử cung ở Mỹ mỗi năm. Đáng buồn thay, khoảng 4.000 phụ nữ chết bởi căn bệnh này vì không kịp thời phát hiện những triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) là cách tốt nhất để xác định bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư này hay không. Ngoài ra, nếu thấy các triệu chứng như dưới đây thì chị em cũng cần hết sức chú ý vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư cổ tử cung.
Một trong những dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (chảy máu âm đạo ở những ngày không phải chu kì kinh nguyệt). Tuy nhiên, mức độ chảy máu có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, có người chảy máu nhiều nhưng cũng có người chảy máu ít.
Điểm chung là tất cả đều không rõ nguyên nhân tại sao chảy máu. Nếu bạn cũng bị chảy máu âm đạo bất thường như vậy thì hãy cảnh giác và đi khám để biết có phải do ung thư cổ tử cung gây ra hay không.
Nhiều phụ nữ phải chịu chứng chuột rút trong chu kì kinh nguyệt hàng tháng của mình. Tuy nhiên, chị em cần hết sức chú ý nếu thấy đau nhức ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ở những ngày không có kinh nguyệt. Bởi vì đó có thể là những triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung.
Bất kỳ sự thay đổi trong thói quen tiểu tiện, chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu… đều có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể.
Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung đều cảm thấy những dấu hiệu bất thường khi đi tiểu. Chẳng hạn như rò rỉ nước tiểu khi hắt hơi hoặc vận động mạnh, có máu trong nước tiểu, đau rát và khó khăn khi đi tiểu,…
Trong trường hợp này, nếu đúng do ung thư cổ tử cung gây ra thì chứng tỏ các tế bào ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường TD hoặc nhiễm trùng đường tiết liệu, bạn nên đi khám sớm.
Nếu bạn nhận thấy số lần đi tiểu của mình ngày càng tăng thì cần phải đặc biệt lưu tâm. Ngoài ra, khi đi tiểu bạn thấy có máu hoặc nước tiểu có màu lạ thì hãy đi kiểm tra bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Chu kì kinh nguyệt là một điều vô cùng quan trọng đối với chị em phụ nữ, nên bạn cần phải có sự quan tâm đặc biệt. Nếu bạn bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm…thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Bởi khi cổ tử cung bị kích thích do ung thư cổ tử cung, nó sẽ tác động đến quá trình phát triển và rụng trứng.
Ngay cả những chị em không gặp vấn đề ở tử cung cũng có thể thấy có máu xuất hiện sau khi quan hệ. Tuy nhiên, nếu cảm giác đau và chảy máu sau khi “ân ái” xảy ra thường xuyên thì đó có thể đó là một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở cơ quan sinh sản như ung thư cổ tử cung. Để nắm bắt rõ bệnh tình, bạn nên đi khám và được nhận sự can thiệp kịp thời.
Vùng chậu hoặc đau lưng, đặc biệt là ở khu vực lưng dưới cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung. Bạn càng phải cảnh giác hơn nếu thấy cơn đau lan xuống chân và thậm chí gây ra sưng (phù) ở chân. Các biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
Ngày càng có nhiều chị em phụ nữ bị bệnh ung thư cổ tử cung và nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh quá nặng. Vậy bệnh ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi được không? Đây là câu hỏi được khá nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
Triệu chứng sớm của căn bệnh này rất khó nhận biết, chủ yếu người bệnh thấy ra máu bất thường ngoài kỳ kinh, rối loạn kinh nguyệt và tiền sử kinh nguyệt ra nhiều cả khí hư lẫn máu… nếu bệnh nhân được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi rất cao.
Khi đã ở những giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không đang ở chu kỳ kinh nguyệt. Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa ung bướu cho rằng ở giai đoạn này bệnh vẫn còn cơ may chữa khỏi đến 70-80%.
Nếu bệnh nhân đến trễ hơn với các triệu chứng đau nhức vùng chậu, hạ chi phù nề thì khả năng khỏi bệnh chỉ còn 40-60%, việc xạ và phẫu trị không mang lại kết quả.
Giai đoạn nặng hơn, ung thư xâm lấn thân tử cung, âm đạo hoặc toàn bộ vùng quanh tử cung, các cơ quan gần như bàng quang, trực tràng, di căn xa đến các bộ phận như phổi, não, gan, xương. Ở giai đoạn ung thư đã di căn xa hầu như không thể chữa khỏi, bác sĩ chỉ có thể dùng hóa chất để làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Nếu chị em thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng này. Đối với những người chưa có gia đình và chưa quan hệ lần đầu thì được khuyên chích ngừa vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung, những đối tượng còn lại vẫn hoàn toàn có thể phòng ngừa được bệnh bằng cách khám phụ khoa định kì và làm xét nghiệm pap 6 tháng/lần.
Ung thư cổ tử cung là một trong top những ung thư phụ nữ hay mắc phải nhất trên thế giới do đó nếu có điều kiện các bạn nữ nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung trước khi lập gia đình vì sức khỏe của bản thân và hạnh phúc gia đình.
tu khoa
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...
Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...
Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...
Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...
Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...