Xét nghiệm PAP cổ tử cung là gì? Chi phí bao nhiêu?

Thử nghiệm PAP là xét nghiệm tế bào cổ tử cung, chẩn đoán nguy cơ bệnh ung thư cổ tử cung chính xác đến 96%. Xét nghiệm PAP có thể thực hiện ở những cơ sở y tế gần nhất, giá tùy theo những loại xét nghiệm bác sĩ yêu cầu mà giao động khác nhau.

Thử nghiệm PAP là xét nghiệm tế bào cổ tử cung, chẩn đoán nguy cơ bệnh ung thư cổ tử cung chính xác đến 96%. Xét nghiệm PAP có thể thực hiện ở những cơ sở y tế gần nhất, giá tùy theo những loại xét nghiệm bác sĩ yêu cầu mà giao động khác nhau.

Xét nghiệm PAP là gì?

Thử PAP là một xét nghiệm nhanh chóng và đơn giản để kiểm tra những biến đổi tế bào ở cổ tử cung (cửa vào dạ con) có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.

Hầu hết phụ nữ bị ung thư cổ tử cung là do không đi xét nghiệm Pap định kỳ. Các loại ung thư cổ tử cung phổ biến nhất cũng phải mất mười năm mới phát triển, do đó, việc thử Pap mỗi  hai năm một lần là rất quan trọng để có thể phát hiện sớm vấn đề tế bào bất thường.

xet-nghiem-pap-co-tu-cung

Độ tuổi nào cần làm xét nghiệm PAP ung thư cổ tử cung?

Nếu ở độ tuổi từ 18 đến 69 và đã từng có hoạt động TD, ngay cả khi chỉ có một bạn tình, quý vị nên đi thử PAP cứ 2 năm một lần – kể cả khi quý vị đã chủng ngừa ung thư cổ tử cung, và kể cả khi quý vị không còn có hoạt động TD nữa.

Nếu quý vị gần 70 tuổi rồi mà vẫn chưa đi thử PAP bao giờ thì cũng không phải là quá trễ, chúng tôi vẫn đề nghị quý vị nên đi thử Pap một lần.

Thử PAP dành cho ‘phụ nữ khỏe mạnh’. Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện nào như là bị ra máu bất thường hoặc bị đau bất thường, hãy đến gặp bác sĩ hoặc y tá của quý vị ngay.

Xét nghiệm PAP như thế nào?

Khi đến cơ sở thử PAP, nhân viên sẽ mời quý vị vào phòng riêng và đề nghị quý vị cởi đồ từ thắt lưng xuống rồi lên chỗ nằm. Thông thường là nhân viên sẽ đưa cho quý vị tấm vải để che lên người.

xet-nghiem-pap-co-tu-cung

Quý vị sẽ được chỉ dẫn giang rộng hai đầu gối để cho bác sĩ, y tá hoặc nhân viên y tế nhẹ nhàng đặt mỏ vịt vào âm đạo. Mỏ vịt bằng nhựa hoặc kim loại, có công dụng mở âm đạo để quan sát được cổ tử cung.

Nhân viên sẽ dùng miếng gạc nhỏ quệt tế bào trong cổ tử cung trong vài giây là xong. Việc này diễn ra rất nhanh và hoàn toàn an toàn. Quý vị có thể không cảm thấy dễ chịu lắm nhưng chắc là sẽ không đau.

Kết quả xét nghiệm PAP phản ánh điều gì?

Quý vị được chỉ dẫn tới phòng riêng để mặc quần áo trong khi bác sĩ sửa soạn mẫu gửi đi kiểm tra. Tế bào được quết lên miếng dẹt để gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm. Nhân viên lấy mẫu xét nghiệm PAP sẽ giải thích cách quý vị nhận kết quả. Nếu phát hiện biến đổi gì bất thường, cơ sở sẽ liên lạc với quý vị để làm thêm xét nghiệm.

Một số nhỏ các xét nghiệm PAP cho thấy có biến đổi ở một số tế bào ở cổ tử cung mới có thể cần làm thêm xét nghiệm. Nếu cần làm thêm xét nghiệm, xin quý vị đừng lo lắng, vì hầu hết những biến đổi không phải là ung thư.

Xét nghiệm Liqui-Prep PAP ở đâu?

Quý vị có thể chỉ mất vài phút để thử PAP tại phòng mạch bác sĩ địa phương, hoặc là tại cơ sở y tế hoặc cơ sở Kế hoạch hóa Gia đình.

Quý vị có thể chọn cơ sở thử PAP cho mình, không cần cứ phải đến chỗ bác sĩ thường xuyên của quý vị, nếu điều này giúp cho việc thử Pap đỡ ngại ngùng. Khi đã chọn được địa điểm và bác sĩ mà quý vị cảm thấy vững tâm nhất, hãy gọi điện thoại lấy hẹn, hoặc có thể lên mạng tìm kiếm cơ sở thử Pap.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền?

Các xét nghiệm ung thư cổ tử cung có thể bao gồm: xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP: có giá 180,000đ), nếu xét nghiệm phát hiện bất thường, bạn có thể cần phải soi cổ tử cung (có giá là 250,000đ). Và để khẳng định bệnh, sinh thiết là xét nghiệm cuối cùng (có giá 1,200,000đ).

Tùy vào các triệu chứng mà bạn có, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm phù hợp và nếu có bất thường mới cần thực hiện các xét nghiệm khác. Vì vậy, chi phí cho mỗi trường hợp là khác nhau.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cần lưu ý gì?

Phụ nữ nên tiến hành xét nghiệm PAP ít nhất 3 năm/lần, bắt đầu từ khoảng 3 năm sau khi có quan hệ TD lần đầu tiên.

Không tiến hành xét nghiệm khi đang trong ngày hành kinh.

Những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung ( phẫu thuật để cắt bỏ tử cung và cổ tử cung) không cần phải có một xét nghiệm Pap, trừ khi phẫu thuật đã được thực hiện để điều trị tình trạng tiền ung thư hoặc ung thư.

Nếu xét nghiệm Pap cho thấy sự bất thường không rõ ràng hoặc bất thường nhẹ, nên hỏi bác sĩ xem có cần thiết phải xét nghiệm lại không hay chỉ cần theo dõi tiếp.

Nếu xét nghiệm thấy tế bào bất thường có nguy cơ cao trở thành ung thư, cần được điều trị ngay. Nếu không điều trị, những tế bào này có thể chuyển thành ung thư xâm lấn.

Những chị em đã được chủng ngừa chống lại HPV vẫn cần làm xét nghiệm Pap.

Tóm lại, ung thư cổ tử cung là bệnh dễ xuất hiện ở phụ nữ nhưng dễ dàng phát hiện, phòng & trị bằng cách xét nghiệm tế bào tử cung. Lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa là nên thực hiện xét nghiệm PAP mỗi 3 năm/lần để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường, phòng, trị kịp thời.

Từ khóa liên quan:

  • xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền
  • tầm soát ung thư cổ tử cung bao nhieu tien
  • tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu
  • xét nghiệm pap hết bao nhiêu tiền
  • phết tế bào cổ tử cung giá bao nhiêu
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter