Xét nghiệm HIV sau bao lâu thì có kết quả chính xác?

Thời gian xét nghiệm HIV sớm nhất tại Việt Nam là bao lâu để chính xác và yên tâm nhất? Em nghe nói 6 tuần có đúng không? Vậy nên đến bệnh viện nào? (Hùng).

Thời gian xét nghiệm HIV sớm nhất tại Việt Nam là bao lâu để chính xác và yên tâm nhất? Em nghe nói 6 tuần có đúng không? Vậy nên đến bệnh viện nào? (Hùng).

Nhiễm HIV bao lâu thì xét nghiệm có kết quả?

xet-nghiem-hiv-sau-bao-lau-thi-chinh-xac

Trả lời:

Chào bạn,

Các xét nghiệm HIV nói chung gồm hai loại: Loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV, loại thứ hai nhằm tìm ra chính bản thân (toàn bộ hay một bộ phận) của HIV.

Trong tầm soát và chẩn đoán HIV, thông thường người ta sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu, bao gồm cả test nhanh, Elisa, Western Blot,… Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra bản thân virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Chính vì bản chất của xét nghiệm là tìm kháng thể kháng HIV giúp gián tiếp chẩn đoán cơ thể người đó đã nhiễm HIV, nên đòi hỏi thời gian “chờ” để cơ thể sản sinh kháng thể đủ để xét nghiệm phát hiện được. Khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, được tính khoảng 3 tháng (một số rất ít trường hợp có thể dài hơn, lên đến 6 tháng).

Khi nào xét nghiệm HIV được coi là âm tính

Do vậy, tiêu chuẩn xác định âm tính đòi hỏi thỏa mãn một trong hai tình huống:

  • Xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi nguy cơ nào phát sinh.
  • Xét nghiệm âm tính 1 lần, cách lần có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất 3 tháng.

Một điểm cần lưu ý, do tính chất “âm thầm” của loại virus này, ngành y tế luôn khuyến cáo bệnh nhân đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, chứ không chờ đủ thời gian cửa sổ.

Xét nghiệm HIV khi nào là tốt nhất?

bieu-hien-cua-benh-hiv-aids-giai-doan-dau

Khi có hành vi nguy cơ trước đây, hay thậm chí vừa mới phát sinh hành vi nguy cơ trong tuần trước chẳng hạn, người đó vẫn nên đến làm xét nghiệm kiểm tra.

Đây vừa là cơ hội để tham vấn viên cung cấp thêm thông tin về dự phòng, vừa là cơ hội để khách hàng được theo dõi, nhắc nhở cho những lần xét nghiệm tiếp theo cũng như có thể phát hiện nhiễm HIV sớm nhất có thể.

Khi tham vấn HIV, khách hàng có thể hiểu thêm về các bệnh lây truyền qua đường TD khác, và cũng có thể lựa chọn tầm soát nhằm phát hiện sớm những căn bệnh này.

Nói tóm lại, khoảng thời gian 3 tháng được xem là mốc thời gian an toàn cho xét nghiệm tầm soát HIV nói chung. Thân ái.

BS Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khỏe Nam giới

Làm gì khi có kết quả xét nghiệm HIV?

Có 3 loại kết quả như đã nói ở trên: âm tính, dương tính và không xác định. Cho dù kết quả xét nghiệm là gì thì bạn hãy bình tĩnh mà đối diện với sự thật.

Nếu đã quá thời gian ”cửa sổ” mà bạn xét nghiệm có kết quả âm tính thì quả rất là mừng. Nhưng hãy cẩn thận. Đừng nghĩ là mình chưa bị thì sẽ không thể nào bị nhé. Bạn may mắn lắm đấy. Nhưng người ta thường bảo: “Đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà, bạn đừng lặp lại những việc nguy hiểm nữa.

Nếu kết quả dương tính, bạn sẽ rơi vào trạng thái hoang mang lo sợ. Nhưng trước hết bạn phải thật bình tĩnh nhé. Vì nhiễm HIV không có nghĩa là tất cả đã hết đâu. Nếu bạn điều trị sớm, sống thật khoa học, lành mạnh thì cuộc sống của bạn vẫn có thể kéo dài hơn chục năm nữa cơ mà.

Nếu kết quả chưa rõ ràng thì bạn hãy đi xét nghiệm lại lần nữa, hoặc chờ thêm 1 thời gian nữa nhé! pnviet.com chúc các bạn luôn vui khỏe!

Từ khóa liên quan:

  • xet nghiem hiv sau 2 thang co chinh xac khong
  • xét nghiệm hiv bao lâu thì chính xác
  • thoi gian xet nghiem hiv chinh xac
  • triệu chứng hiv giai đoạn đầu
  • trieu chung nhiem hiv sau 1 tuan
  • 2 thang xet nghiem hiv co chinh xac
  • xet nghiem hiv sau 8 tuan co chinh xac khong
  • xét nghiệm combo 8 tuần âm tính
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter