Xét nghiệm máu bằng kỹ thuật mới có phát hiện được ung thư không?

Xét nghiệm tế bào ung thư trong máu giúp chẩn đoán sớm một số chứng ung thư: cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, ung thư phổi,… tuy nhiên xét nghiệm máu chỉ là một trong những biện pháp kỹ thuật bổ sung, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo & cần thời gian kiểm tra.

Xét nghiệm tế bào ung thư trong máu giúp chẩn đoán sớm một số chứng ung thư: cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, ung thư phổi,… tuy nhiên xét nghiệm máu chỉ là một trong những biện pháp kỹ thuật bổ sung, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo & cần thời gian kiểm tra.

Xét nghiệm máu bằng kỹ thuật mới sớm phát hiện ung thư?

Kỹ thuật Xét nghiệm máu trước đây không phải là cách đáng tin nhất để phát hiện ung thư. Nhưng ngày nay ngành Y học hiện đại đã thay đổi với nhiều thành tựu y học mới đã giúp các nhà khoa học tìm ra được phương pháp xét nghiệm mới. Chỉ cần xét nghiệm máu có thể phát hiện một số bệnh ung thư như: ung thư vòm, mũi, họng,…

Phương pháp phát hiện sớm ung thư bằng cách xét nghiệm máu đang được các bác sỹ ở một số bệnh viện lớn tại Việt Nam triển khai. Thời gian biết kết quả là 2 ngày.

xet-nghiem-mau-phat-hien-ung-thu

Xét nghiệm máu có thể phát hiện ung thư như thế nào?

Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp cho phép chúng ta kiểm tra được bên trong cơ thể con người mà không phải can thiệp quá sâu. Nhưng khi bệnh nhân mắc ung thư, xét nghiệm máu thực sự không giúp được nhiều.

Đúng là khối u bệnh có phát tán vào trong máu, nhưng việc xét nghiệm để có thể tìm ra chúng là cực kì khó khăn. Vì vậy, cho tới thời điểm này, cách tốt nhất để phát hiện ra khối u trong cơ thể lấy một phần mô của bệnh nhân (da, nội tạng, …) và kiểm tra dưới kính hiển vi, hay còn gọi là xét nghiệm sinh thiết.

xet-nghiem-mau-phat-hien-ung-thu

Nhưng một hướng đi mới cho ngành y học được mở ra, khi mà các bác sỹ đã có thể tiến hành kiểm tra sinh thiết qua máu, từ đó phát hiện ra bệnh ung thư. Công nghệ mới này có thể phát hiện ra những mảnh DNA nhỏ của khối u phân tán trong máu, và những mảnh DNA này giúp bác sỹ có thể hình dung được loại ung thư nào đang hiện diện trong cơ thể bệnh nhân.

Từ đó, họ có thể đưa ra được những phương pháp chữa trị hợp lý, khi mà ngày nay ta đã có nhiều loại thuốc điều trị cụ thể có thể đánh thẳng vào quá trình biến đổi của bệnh ung thư.

Xét nghiệm máu phát hiện ung thư có lợi thế gì?

Nghiên cứu trên 15.000 bệnh nhân cho thấy, hơn một phần ba trong số họ có những triệu chứng cho thể chữa trị bằng thuốc hiện hành, và kể cả những loại thuốc đang được thử nghiệm. Những khám phá mới đó là cơ sở vững chắc cho việc xét nghiệm phát hiện ung thư qua máu.

Việc xét nghiệm máu lợi thế hơn rất nhiều với việc xét nghiệm sinh thiết, bởi lẽ bản chất của những khối u là cực kì hỗn tạp, các tế bào ung thư từ một phần của khối u có thể khác so với những tế bào khác, và thường khi xét nghiệm sinh thiết chỉ lấy tế bào từ một phần đó.

Khối u cũng thay đổi theo thời gian, việc xét nghiệm sinh thiết liên tục không an toàn cho bệnh nhân cũng như rất tốn kém. Nhưng với việc thử máu, bác sỹ có thể theo dõi các khối u theo thời gian và có thể hình dung ra bệnh ung thư đang thay đổi như thế nào. Từ đó, có thể sử dụng những phương pháp điều trị hợp lý.

Kết quả xét nghiệm máu tìm ung thư có chính xác hoàn toàn không?

Các nhà nghiên cứu vấn đề này cũng không biết rõ rằng việc xét nghiệm máu có thể thay thế hoàn toàn phương pháp xét nghiệm sinh thiết để phát hiện ung thư trong tương lai hay không, bởi lẽ việc xét nghiệm sinh thiết là cần thiết để biết chính xác được loại ung thư nào đang hiện diện và vị trí chính xác của chúng.

xet-nghiem-mau-phat-hien-ung-thu

Nhiều chuyên gia về bệnh ung thư cho biết, dấu hiệu sinh học ung thư là các chất được tìm thấy trong máu, nước tiểu hay các loại mô của bệnh nhân, thể giúp việc phát hiện và chẩn đoán một số loại ung thư. Tuy nhiên, nếu chỉ đo các dấu hiệu này thôi thì chưa đủ để chẩn đoán bệnh vì nó có thể lên cao ở người bị bệnh lành tính hay không tăng ở người bệnh ung thư, nhất là khi bệnh ở thời kỳ sớm.

Có nhiều yếu tố có thể tác động đến kết quả xét nghiệm máu tìm dấu hiệu sinh học ung thư như bệnh nhân hút thuốc lá nhiều, đang bị bệnh viêm nhiễm nào đó, đang dùng thuốc, có thai, kinh nguyệt, thậm chí có thể do trục trặc kỹ thuật của phòng xét nghiệm (thuốc thử nhạy quá)…

Vì vậy, xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu sinh học ung thư chỉ là một biện pháp kỹ thuật bổ sung phương tiện cho thầy thuốc nhằm phát hiện sớm ung thư và theo dõi sự tiến triển của ung thư khi bệnh nhân đã và đang điều trị, giúp bác sĩ định phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân trước khi điều trị ung thư.

Bệnh nhân cần đến chuyên khoa ung bướu để xét nghiệm ung thư

Tốt nhất, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa (ung bướu, niệu, sản phụ khoa…) để chia sẻ sự lo lắng, để được khám và rà tìm nguyên nhân bằng những xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng khác (nội soi sinh thiết, siêu âm, MRI, CT Scanner, X-quang…) giúp phát hiện bệnh sớm hoặc loại trừ không phải bị ung thư.

Tóm lại, nếu bị bệnh mà đi điều trị bằng những phương pháp chưa được khoa học chứng minh chỉ làm chậm trễ thêm việc điều trị và khi điều trị sẽ không đem lại hiệu quả. Khoa học ngày nay có rất nhiều tiến bộ và ung thư không phải là bệnh nan y khi được phát hiện sớm và điều trị đúng.

Từ khóa liên quan:

  • xet nghiem ung thu co tu cung bao nhieu tien
  • xét nghiệm chẩn đoán ung thư sớm
  • xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
  • cách phát hiện ung thư cổ tử cung
  • xét nghiệm ung thư sớm ở đâu
  • xét nghiệm ung thư vòm họng
Bài viết liên quan
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?
Tiêm uốn ván cho bà bầu bị đau ngứa sưng phải làm sao?

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc hết sức cần thiết bởi đây là một căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu sau khi tiêm phòng uốn ván thì tay bị sưng, tấy đỏ. Điều này khiến không...

Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?
Bà bầu nổi mẩn ngứa ở chân tay có sao không?

Bà bầu nổi mẩn ngứa, nổi nốt đỏ, ở chân tay hoặc nhiều nơi vùng mặt, lưng, tay hoặc chân… khi mang thai gây ngứa ngáy, khó chịu. Nhiều người cho rằng, những biểu hiện này sẽ tự động khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nó cũng có thể là...

Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?
Đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có sao không?

Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai 3 tháng giữa có thể là do thiếu ngủ, mệt mỏi, căng thẳng, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm, đói, uống ít nước,… khắc phục đau đầu khi mang thai bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn, ổn định lượng đường...

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?
Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bị ho khi mang thai 3 tháng đầu, 3 tháng cuối là hiện tượng thường gặp khi mẹ bị viêm nhiễm, sức khỏe mẹ suy yếu,… Ho ít không ảnh hưởng đến thai nhi xong trường hợp mẹ ho nhiều, kéo dài thì cần nên đi viện để được khám và chuẩn...

5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất
5 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ dễ nhận thấy nhất

Bà bầu tuần thứ 20 trở đi có thể bị tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu: sụt cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức,… Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng cách điều chỉnh khẩu phần ăn, tiêm insulin trong trường hợp...

Subscribe to newsletter