
Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.
Xét nghiệm cần thực hiện trước khi kết hôn gồm: xét nghiệm HIV, viêm gan B, đường huyết, tinh dịch đồ đối với nam và khám phụ khoa đối với nữ,… để chuẩn bị được tình trạng sức khỏe tốt nhất cho tương lai.
Xét nghiệm cần thực hiện trước khi kết hôn gồm: xét nghiệm HIV, viêm gan B, đường huyết, tinh dịch đồ đối với nam và khám phụ khoa đối với nữ,… để chuẩn bị được tình trạng sức khỏe tốt nhất cho tương lai.
Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân là vô cùng quan trọng và thiết yếu. Đây không chỉ đảm bảo tình trạng sức khỏe của cá nhân mỗi người, mà cũng là nền tảng thiết thực đảm bảo trách nhiệm để xây dựng hạnh phúc gia đình.
Khám sức khỏe tổng quát tiền hôn nhân cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản, ngăn ngừa và tầm soát những chứng bệnh di truyền, hay bệnh mạn tính cho con cái của bạn sau này. Các xét nghiệm trước hôn nhân rất hữu ích để giảm nhẹ gánh nặng về nỗi lo sức khỏe trong tương lai.
Dưới đây là thông tin về 5 xét nghiệm cần làm trước khi kết hôn, mong rằng sẽ hữu ích và là nguồn tham khảo cần thiết cho bạn đọc.
Xét nghiệm HIV là một phần không thể thiếu, để hạn chế hiểm họa lây nhiễm HIV qua đường tình dục, nhằm phòng ngừa gánh nặng cho cuộc sống sau này, cũng như thể hiện trách đối với xã hội và cộng đồng.
Cần nhớ rằng, đây không phải là một xét nghiệm để gây trở ngại cho hôn nhân, mà đơn giản chỉ là củng cố lòng tin và bảo vệ sức khỏe của mỗi con người chúng ta.
Yêu cầu thực hiện: cả 2 vợ chồng.
Viêm gan B là một căn bệnh mạn tính khá phổ biến hiện nay. Trước khi kết hôn, rất cần thiết xét nghiệm siêu vi viêm gan B để biết được người chồng hay người vợ có bị nhiễm hay không.
Đây là bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục và từ mẹ sang con. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng chuẩn bị kết hôn (kể cả có thường xuyên khám tổng quát 6 tháng – 1 năm/lần) nên làm xét nghiệm để biết mình có bị hay không. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra phương pháp hướng điều trị tiếp theo.
Nếu người vợ bị nhiễm, người chồng cần tiêm phòng vắc xin và ngược lại. Hơn nữa, việc mang thai và lây nhiễm virus viêm gan B có khả năng rất cao, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con cái sau này, chính vì vậy bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng cần quan tâm đến vấn đề này.
Yêu cầu thực hiện: cả 2 vợ chồng.
Một trong những yếu tố cốt lõi quyết định hạnh phúc hôn nhân chính là con cái. Vì vậy, việc xét nghiệm tinh dịch đồ để xác định khả năng sinh con của nam giới; cũng như khám phụ khoa, kiểm tra sức khỏe tử cung, vòi trứng của nữ giới là vô cùng quan trọng.
Các xét nghiệm và thăm khám trên nhằm đánh giá khả năng thụ thai và sinh con của các cặp vợ chồng. Nếu có gì bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị thích hợp và tư vấn các biện pháp mang thai, ngừa thai hiệu quả nhất có thể.
Yêu cầu thực hiện: cả 2 vợ chồng.
Bạn cần làm xét nghiệm thử đường huyết để biết mình có bị tiểu đường hay không, hay đang ở mức cao.
Bởi vì rất quan trọng nếu người mẹ bị đái tháo đường thai kỳ, có nguy cơ cao bị sẩy thai, hoặc con sinh ra bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần và thể chất sau này.
Yêu cầu thực hiện: người vợ (nếu người chồng có điều kiện có thể yêu cầu xét nghiệm)
Trước khi kết hôn, nếu người vợ bị huyết áp cao, đến giai đoạn mang thai, chứng tiền sản giật hay sản giật rất dễ xảy ra. Chính vì vậy, rất cần thiết thực hiện đo điện tim và đo huyết áp để phòng tránh các bệnh nguy hiểm về sau.
Yêu cầu thực hiện: người vợ (nếu người chồng có điều kiện có thể yêu cầu xét nghiệm)
Tóm lại, việc thực hiện các xét nghiệm tiền hôn nhân là để chuẩn bị kiến thức, tâm lý và kế hoạch cho sức khỏe, cuộc sống hôn nhân nhiều năm về sau hay thậm chí cả phần đời còn lại. Đây thật sự là một trong những vấn đề hàng đầu cần chuẩn bị để kết hôn, hãy cân nhắc và chú trọng. Chúc bạn luôn khỏe!
Từ khóa liên quan:
Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.
Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...
Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...
Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...
Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.