Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần mới nhất 2024

Bảng cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ theo tuần chuẩn nhất với 3 cột mốc: tuần 12, tuần 20 và tuần thứ 32 của thai kỳ tương ứng với: chiều dài, mức tăng cân tương ứng của bà bầu đều được pnviet.com tổng hợp và chia sẻ qua bài viết bên dưới.

Bảng cân nặng của thai nhi trong bụng mẹ theo tuần chuẩn nhất với 3 cột mốc: tuần 12, tuần 20 và tuần thứ 32 của thai kỳ tương ứng với: chiều dài, mức tăng cân tương ứng của bà bầu đều được pnviet.com tổng hợp và chia sẻ qua bài viết bên dưới.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Cân nặng và chiều dài của thai nhi sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Yếu tố di truyền;
  • Vóc dáng của mẹ trước khi có bầu;
  • Tuổi của bà mẹ mang thai;
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ đầy đủ thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân;
  • Các bệnh lý bà mẹ mắc phải: Nếu mẹ bị thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường thai kỳ thì cân nặng của con cũng bị ảnh hưởng;
  • Nếu mẹ tăng cân quá ít hoặc không tăng cân thì khả năng sẽ sinh con thiếu cân và ngược lại;
  • Số lượng thai trong bụng mẹ, nếu mẹ mang song thai hay đa thai thì cân nặng của từng bé cũng nhẹ hơn bình thường.

Đo cân nặng, chiều dài thai nhi theo tuần để làm gì?

Đo cân nặng, chiều dài của thai nhi theo từng tuần là một trong những yếu tố giúp bác sĩ xác định em bé có đang phát triển bình thường trong bụng mẹ hay không. Đây cũng là những điều mẹ bầu quan tâm nhất trong mỗi lần siêu âm thai. Chị em cần biết rằng ngay từ những tuần đầu thai kỳ, em bé đã có những chỉ số cân nặng, chiều dài khác nhau.

Tuy vậy nếu kết quả siêu âm cho thấy em bé của bạn đang nhỏ hơn hoặc lớn hơn bình thường thì các mẹ cũng không nên lo lắng bởi kết quả này chỉ mang tính chất tương đối.

bang-can-nang-chuan-cua-thai-nhi-theo-tuan

Từ những tuần đầu thai kỳ đến khoảng tuần thứ 20, các bác sĩ sẽ lấy chỉ số chiều dài thai nhi từ đầu đến mông do lúc này chân của bé đang cuộn tròn với phần thân trên của cơ thể. Đến nửa cuối thai kỳ, chỉ số này sẽ được đo từ đầu đến chân.

Dưới đây là bảng chuẩn cân nặng, chiều cao của thai nhi theo từng tuần thai, mời các mẹ cùng tham khảo:

Chiều cao cân nặng của thai nhi theo tuần

(nguồn: Webtretho.com)

Cân nặng của bà bầu theo từng tháng chuẩn người Việt Nam

Các chuyên gia cho biết, cân nặng lý tưởng nhất của một bà mẹ khi mang thai chỉ nên tăng từ 10 – 15kg. Với bà mẹ mang thai đôi thì cân nặng có thể tăng đến 20Kg tùy theo thể trạng của từng người.

Ba tháng đầu tiên, do bị ốm nghén thai kỳ nên trọng lượng của người mẹ không thay đổi là bao, qua thời kỳ ốm nghén cân nặng sẽ tăng lên theo các giai đoạn phát triển của thai nhi cụ thể như sau:

  • Ba tháng đầu khi mang thai, người mẹ cần tăng 1,5kg.
  • Ba tháng tiếp theo, cân nặng tốt nhất cho mẹ là tăng từ4 – 5kg/3 tháng.
  • Ba tháng cuối, tăng từ 5 – 6 kg/3 tháng là tốt nhất.

Thai nhi thừa cân có tốt không?

Thai nhi to là một trong những nguyên nhân khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn và gây tổn thương đường sinh dục của mẹ, thậm chí có thể gây vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ.

Khi trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ đối diện với nguy cơ: bị hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của em bé không kịp điều chỉnh). Điều này dẫn đến một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt…

Thậm chí, nếu không có kế hoạch dinh dưỡng sau này hợp lý, em bé sẽ rơi vào tình trạng béo phì rất khó cứu vãn, cùng với nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư…

Thai nhi thiếu cân có sao không?

Nếu để tình trạng thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, khi ra đời em bé thường có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình lọt lòng.

Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.

Mẹ bầu thiếu cân, thừa cân phải làm sao?

Khi được kiểm tra và phát hiện thai nhi bị thừa cân, thiếu cân, người mẹ cần phải điều chỉnh và cân bằng chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.

Với những người mẹ nhẹ cân, nên tập trung bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe, chuẩn bị sẵn sàng cho 9 tháng mang nặng. Còn với những mẹ thừa cân nên tránh ăn những thức ăn có quá nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột để tránh nguy cơ tiểu đường thai nhi có thể làm tăng cân nặng của bé.

Một khi đã bước vào thai kỳ mẹ bầu tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai, bởi nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao so với bình thường để đảm bảo duy trì hoạt động sinh lý, tăng khối lượng máu, dịch mô, nước ối…

Trường hợp mẹ bầu thiếu chất hoặc không hấp thu được các chất dinh dưỡng vào cơ thể có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp có công thức đặc biệt được thiết kế dành riêng cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đâybảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi và những lời khuyên để giúp mẹ tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Các mẹ nên theo dõi bảng cân nặng thai nhi chuẩn mà pnviet.com vừa chia sẻ để có những biện pháp bổ sung dưỡng chất cũng như sinh hoạt hợp lý giúp các bé yêu phát triển tối ưu nhất nhé!

tu khoa

  • bảng cân nặng thai theo tuần tuổi 2021
  • đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi
  • cân nặng thai nhi 35 tuần
  • ăn gì để thai nhi tăng cân 3 tháng cuối
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter