Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 3 Khỏe mạnh – Đủ chất

Mang thai tháng thứ 3 mẹ bầu tiếp tục bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể như axit folic, canxi, sắt, đạm, vitamin D, C,… ăn các thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón thai kỳ. Trong tháng này bé đã dài khoảng 7cm, và nặng khoảng 20g và tiếp tục phát triển.

Mang thai tháng thứ 3 mẹ bầu tiếp tục bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể như axit folic, canxi, sắt, đạm, vitamin D, C,… ăn các thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón thai kỳ. Trong tháng này bé đã dài khoảng 7cm, và nặng khoảng 20g và tiếp tục phát triển.

Sự phát triển của thai kỳ tháng thứ 3 theo từng tuần

Ở thời điểm này, bạn vẫn thấy buồn nôn và đau đầu nhưng đừng lo lắng, hiện tượng này sẽ ngày càng giảm dần. Nếu có triệu chứng gì bất thường, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể, vì ba tháng đầu thai kì rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của bé.

Tay chân bé được hoàn thiện và xương phát triển mạnh. Các khớp của bé giờ đây đã có thể gập duỗi được. Bàn tay bé lúc này co lại trước ngực và bàn chân dài hơn. Hình dáng cột sống cũng rõ ràng hơn, và các dây thần kinh cột sống bắt đầu tỏa ra từ tủy sống.

Trán bé tạm thời phình to với bộ não đang phát triển ở vị trí rất cao trên đầu, phần đầu bé lúc này có kích cỡ bằng ½ chiểu dài của cơ thể. Bé lúc này dài khoảng hơn 3cm và có những cử động nhẹ.

Thai tuần thứ 10

Điều khác biệt đáng chú ý nhất trong cơ thể bạn là kích thước vòng một tăng lên do các tuyến sữa bắt đầu phát triển.

Không còn là một phôi thai, thai nhi của bạn đã thực sự bước vào một giai đoạn mới, trở thành một bào thai. Các cơ quan quan trọng gồm thận, ruột, não và gan đều đã vào vị trí và vẫn đang tiếp tục phát triển.

mang-thai-thang-thu-3

Thai tuần thứ 11

Đã đến lúc bạn cần có một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và chăm sóc sức khỏe hợp lí để chuẩn bị cho những tháng sắp tới. Bạn cũng nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo cơ thể được thoải mái nhất và tốt cho sự phát triển của bé yêu.

Bé đang trải qua nhiều sự thay đổi phức tạp, đặc biệt là sự phát triển của các giác quan. Các tế bào thần kinh cũng phát triển rất nhanh. Lúc này, bé dài khoảng 5cm.

Tuần thứ 12

Đây là một cột mốc quan trọng vì bạn đã kết thúc ba tháng đầu của thai kì. Nguy cơ sẩy thai đã không còn nữa và các cơn ốm nghén đã giảm đáng kể. Cảm giác hứng thú với chuyện ăn uống đã trở lại với bạn. Vì vậy, hãy chuẩn bị nhiều thức ăn vặt và ăn ngay khi cảm thấy đói.

Hầu hết các mẹ đều tiến hành siêu âm ở thời điểm này. Và bạn chắc chắn sẽ rất hạnh phúc khi nhìn thấy những hình ảnh của một sinh linh bé nhỏ đang lớn dần lên trong cơ thể mình. Hãy chia sẻ niềm vui này với những người thân yêu của bạn. Và cũng đừng quên bổ sung thêm các vitamin và sắt nhé!

Thân mình của bé phát triển để dần tương xứng với phần đầu. Nhịp tim của bé cũng nhanh hơn: bạn có thể nhận ra âm thanh của nhịp đập đều đặn này khi siêu âm. Lúc này, bé đã dài khoảng 7cm, và nặng khoảng 20g.

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 3

mang-thai-thang-thu-3

Tiếp tục bổ sung thêm các dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là axit folic, chất không thể thiếu trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ của bạn. Mỗi ngày bổ sung khoảng 400 microgram axit folic (vitamin B9) để giúp ngăn ngừa các nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Tùy tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể kê toa uống viên thuốc bổ sung axit folic hoặc bổ sung trực tiếp thông qua các thực phẩm giàu axit folic hàng ngày.

Sắt, đạm, canxi, vitamin D, C cũng là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của bé cưng. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ và ít nhất 2 lít nước mỗi ngày nhé!

Các loại thức uống chứa caffein như cà phê, nước ngọt có ga, trà cũng nên hạn chế. Một số nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ quá nhiều caffein khi mang thai làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non… Hơn nữa, caffein cũng ảnh hưởng khả năng hấp thụ sắt, ảnh hưởng đến nhịp tim của mẹ bầu.

Mang thai tháng thứ 3 cần lưu ý những gì?

Lời khuyên của mẹ có kinh nghiệm: “Nếu đi khám bác sĩ, bạn nên đặt lịch hẹn trước và đến phòng khám lấy số trước từ sáng. Làm như thế bạn sẽ không phải mất thời gian chờ đợi lâu”.

Không được tùy tiện sử dụng thuốc: Kể cả thuốc vitamin và dưỡng chất, bà bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Dư thừa vitamin cũng có thể gây dị tật thai nhi hoặc tác dụng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Một số loại thuốc cảm, thuốc trị mụn cũng được khuyến cáo không an toàn cho bà bầu.

Theo thống kê, 70-80% các trường hợp sảy thai thường xảy ra vào tuần thai 12. Do đó, để đảm bảo, mẹ bầu nên hạn chế vận động mạnh hoặc những công việc đòi hỏi dùng nhiều sức.

Mang thai tháng thứ 3 là một trong những cột mốc khám thai và siêu âm quan trọng không thể bỏ lỡ. Cùng với những lưu ý khi mang thai tháng thứ 3 trên đây tưởng chừng rất đơn giản, nhưng chỉ cần một chút lơ là, cả mẹ và thai nhi đều bị ảnh hưởng.

Từ khóa:

  • mang thai tháng thứ 3 bụng đã to chưa
  • mang thai tháng thứ 3 bị đau bụng dưới
  • mang thai tháng thứ 3 bị đau lưng
  • mang thai thang thu 3 co nen quan he
  • mang thai thang thu 3 nen uong sua gi
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter