Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 8

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 nên bổ sung omega-3 để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí não từ những loại thực phẩm như các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Trong tháng này bé đã nặng khoảng 1,8kg và dài hơn 43cm, khung xương cứng cáp hơn và bé đã quay đầu để chuẩn bị cho việc chào đời!

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 nên bổ sung omega-3 để giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí não từ những loại thực phẩm như các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Trong tháng này bé đã nặng khoảng 1,8kg và dài hơn 43cm, khung xương cứng cáp hơn và bé đã quay đầu để chuẩn bị cho việc chào đời!

Sự phát triển của thai kỳ tháng thứ 8 theo từng tuần

mang-thai-thang-thu-8

Tổng trọng lượng tăng lên của bạn cho tới lúc này có thể vào khoảng từ  8 – 11kg. Bạn cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi và lập danh sách mua sắm những sản phẩm cần thiết cho em bé, chẳng hạn như tã, yếm và khăn lau em bé, thêm vào đó là một vài bộ quần áo cho trẻ sơ sinh.

Hệ miễn dịch của đã được hình thành. Trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến việc bổ sung DHA để giúp tế bào não và thần kinh bé phát triển. Vào tuần thứ 29, bé nặng hơn 1kg và dài khoảng gần 39cm. Cho đến khi ra đời, bé có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba trọng lượng ấy.

Có một rắc rối trong thời kỳ này là thai nhi đã lớn và chèn ép bàng quang cho nên bạn có thể phải ghé thăm nhà vệ sinh nhiều hơn trước. Chân bạn cũng bị phù, da vùng bụng có thể bị rạn nhiều khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn. Những cơn co thắt có thể xảy ra, kéo dài khoảng 30 giây. Tuy vậy bạn nên cẩn thận nếu những cơn co thắt xảy ra thường xuyên, vì đó là dấu hiệu của việc sinh non.

Em bé bắt đầu thay đổi vị trí (quay đầu) để chuẩn bị cho việc chào đời. Bé sẽ hoạt động mạnh và đạp vào bụng bạn rất nhiều. Những khi bé đạp, nếu để ý, bố mẹ có thể thấy được hình dáng bàn chân của bé.Các bác sĩ khuyến cáo bố mẹ nên để ý cử động của bé, lý tưởng nhất là khoảng 10 cái đá, nhúc nhích hay lăn trong vòng 2 giờ. Mức độ này chứng tỏ bé đang rất khỏe mạnh.

Lên kế hoạch cho việc sinh nở: bạn sẽ chọn bệnh viện nào? Bác sĩ nào có chuyên môn và kinh nghiệm? Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ, đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ. Đồng thời giữ cho mình sự linh hoạt, tinh thần thoải mái và cảm giác dễ chịu.

Khoảng 1 lít nước ối đang bao bọc quanh bé nhưng thể tích này sẽ giảm dần khi bé ngày 1 lớn hơn và tử cung sẽ ngày một chật chội đối với bé. Bé chuyển động, đạp liên tục để phản ứng với “căn phòng” đang ngày càng thu hẹp này. Bé cũng tăng cân khá nhanh trong những tháng cuối cùng này.

Khi thai 32 tuần, bé đã nặng khoảng 1,8kg và dài hơn 43cm, khung xương của bé cũng cứng cáp hơn. Mẹ có thể cảm thấy đau hay tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay do trữ nước, hãy nhớ thường xuyên duỗi tay khi nghỉ giải lao nhé!

Bụng của bạn trở nên rất lớn, khiến bạn rất khó khăn khi hoạt động, thậm chí ngay cả khi ngồi hay nằm. Do thai nhi phát triển nhanh chèn ép lên nhiều cơ quan trên cơ thể, nhất là cơ hoành, nên bạn cũng sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở.

Dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 8

Bầu đang tiến gần đến cuối hành trình mang thai. Trong khi chờ đợi khoảnh khắc kỳ diệu, tại sao không dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và tận hưởng nhiều nhất có thể? Lúc này, bạn đã nên bắt đầu quan tâm đến dinh dưỡng tốt cho cả thai nhi và cho con bú sau này.

Tầm quan trọng của omega-3 trong 3 tháng cuối thai kỳ là không thể phủ nhận. Sự tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ nhanh nhất trong giai đoạn này. Bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt, quả óc chó, cá hồi,… Tư vấn bác sĩ để nạp omega-3 từ các nguồn vitamin bổ sung khác.

mang-thai-thang-thu-8

Mang thai tháng thứ 8 cần lưu ý những gì?

1. Cẩn thận khi phát hiện chảy máu âm đạo

Có rất nhiều nguyên nhân âm đạo chảy máu vào giai đoạn cuối này như: có thể do vị trí của thai từ trước, do nạo thai, do sinh non và tử cung bị vỡ. Khi người mẹ mang thai cảm thấy bị đau ở bụng thì cần đề phòng hiện tượng sinh sớm.

2. Môi trường sinh sống ồn ào

Khi thai nhi 6 tháng đã nghe được âm thanh từ bên ngoài, nếu mẹ sống ở nơi quá ồn ào dễ làm cho thai nhi mất đi độ nhạy cảm của thính giác trước khi sinh ra. Âm thanh ồn ào cũng làm cho cơ thể bà bầu bất an, tâm trạng không ổn định, ảnh hưởng đến giấc ngủ, mẹ không nghỉ ngơi tốt, thai nhi là người chịu hại trực tiếp nhất.

3. Nghỉ ngơi

Đây chính là thời gian người mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tinh thần hồi hộp như bị thúc giục. Phụ nữ mang thai tháng thứ 8 nhất định cần chú ý nghỉ ngơi cả ban ngày và buổi tối, đó là cách chăm sóc cho thai nhi khỏe mạnh. Nếu có vận động thì nên vận động nhẹ bằng cách đi lại nhẹ nhàng.

4. Tránh căng thẳng

Mẹ bầu bị căng thẳng sẽ không tốt cho thai nhi chút nào. Hãy cố gắng để tinh thần luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Cảm xúc của bạn như thế nào thì thai nhi cũng vậy.

5. Chú ý vệ sinh sạch sẽ

Trong thời gian này, âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch và khí hơn, do đó mỗi ngày cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên phía ngoài âm đạo, cần rửa sạch và thay băng vệ sinh, nếu cần thiết.

Khi gần đến ngày sinh, phụ nữ mang thai cần duy trì việc khám thai theo từng tuần. Ngoài ra, nếu như chân thai phụ bị phù, có hiện tượng đau đầu, tim khó chịu… thì cần nhập viện ngay.

Khi bước vào giai đoạn này của hành trình 40 tuần thai cũng tương đương với giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ 3, tam cá nguyệt cuối cùng & có nhiều bước phát triển quan trọng của thai nhi mẹ nên lưu ý.

Từ khóa liên quan:

  • thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8
  • mang thai thang thu 8 em be nang bao nhieu kg
  • ba bau thang thu 8 nen kieng gi
  • dinh duong cho ba bau thang thu 9
  • mang thai thang thu 8 co nen uong nuoc dua
Bài viết liên quan
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?
Ăn gì để nhiều sữa sau sinh mổ?

Mẹ bầu sau sinh mổ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, quả, hạt các loại, sữa tươi, canh hầm giò lợn,… để có nhiều sữa. Hạn chế chất kích thích, cá biển, hải sản các loại và các món kiêng cữ bên dưới.

Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?
Bà bầu nên ăn gì để có nhiều sữa?

Để có nhiều sữa sau sinh mẹ cần lưu ý: cho con bú đều đặn và đúng cách, đủ cả 2 bên, uống thêm sữa và nước, ăn một số loại thực phẩm như: đu đủ, mướp hương, đậu đỏ, rau ngót, rau mồng tơi,… giúp lợi sữa, thông sữa rất...

Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?
Phụ nữ cho con bú có dùng thuốc tránh thai được không?

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc tránh thai chỉ chứa progestin dùng hàng ngày hiệu quả và an toàn ở nhóm đối tượng phụ nữ cho con bú, thuốc hiện có trên thị trường là Embevin. Dạng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể sử dụng...

Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé
Những dấu hiệu chuyển dạ CHÍNH XÁC NHẤT báo mẹ sắp sinh em bé

Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày mẹ cần lưu ý: đau lưng, tiêu chảy bất thường kèm theo ra máu nâu, hoặc rò rỉ nước ối, cảm giác khác lạ ở bụng bầu như cảm thấy bụng tụt hẳn xuống, mẹ cảm thấy đau lưng, bé cựa quậy ít hơn...

Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần
Bí quyết trị rạn da sau sinh bằng nghệ hiệu quả sau 2-4 tuần

Bí quyết trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng: rượu nghệ, nghệ với mật ong hoặc nghệ với sữa chua hiệu quả sau 2-4 tuần với tác dụng làm trắng da, tái tạo da, giúp da săn chắc & làm lành vết rạn da trong quá trình mang thai để lại.

Subscribe to newsletter