Cách phân biệt gạo lứt và gạo huyết rồng

Gạo lứt huyết rồng là gạo có màu đỏ bên trong hạt gạo, xay từ một loại lúa có màu đỏ nâu, giàu dinh dưỡng hơn, trị bệnh tốt hơn gạo lứt thường. Dưới đây là cách phân biệt gạo lứt thường và gạo lứt huyết rồng đơn giản nhất.

Gạo lứt huyết rồng là gạo có màu đỏ bên trong hạt gạo, xay từ một loại lúa có màu đỏ nâu, giàu dinh dưỡng hơn, trị bệnh tốt hơn gạo lứt thường. Dưới đây là cách phân biệt gạo lứt thường và gạo lứt huyết rồng đơn giản nhất.

Gạo lứt thường

Gạo lứt thường (brown rice) còn được gọi là gạo lứt đỏ có nguồn gốc từ tất cả các loại gạo thông thường nhưng chỉ được xay sơ, chỉ vừa mới bóc đi lớp vỏ trấu, vẫn còn lớp cám bao bọc bên ngoài nên hạt gạo có màu nâu, bẻ đôi hạt gạo thấy lõi trắng ở bên trong, nếu giã sạch lớp cám này sẽ cho ra gạo trắng, loại chúng ta vẫn thường ăn hằng ngày.

Gạo lứt còn giữ lại lớp cám chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin E, B1, B3, B6, Mg, Mn, chất xơ, chất sắt.

  • Cung cấp complex carbohydrate, lipid, glucid, chất xơ, khoáng, vitamin B1, Omega 3,6,9.
  • Gạo lứt giúp giảm cân nhanh chóng, lấy lại vóc dáng thon thả mà vẫn tràn đầy năng lượng.
  • Thay thế thực phẩm chức năng nhằm: phòng chống loãng xương, viêm khớp, bệnh tiêu hóa, giảm cholesterol, ngăn đông máu và các bệnh liên quan đến tim mạch.
  • Gạo lứt rang: rang gạo cho đến khi một số hạt gạo nở bung lên như bắp bung là được (không cần nở bung hết, chỉ một số hạt thôi).
  • Trà gạo lứt: vo sạch gạo, để ráo nước. Khi vừa ráo nước thì rang liền (đừng để hạt gạo khô quá, không thơm). Rang nhỏ lửa, đảo đều tay. Khi hạt gạo có màu hơi sậm lại và có mùi thơm là được. Đổ gạo vừa rang vào một cái rổ, có lót sẵn một miếng vải, phủ vải kín hạt gạo. Khi gạo nguội rồi đổ gạo rang vào cái hũ có nắp kín để bảo quản. Mỗi ngày múc vài muỗng gạo lứt rang ra pha như pha trà.
  • Cốm gạo lứt: gạo lứt vo thật sạch, nấu thành cơm. Để nguội, bóp tơi (rời) ra, phơi khô sau đó rang lên. Lúc này hạt gạo trở thành cốm, giòn tan, ăn rất ngon.

Gạo lứt huyết rồng là gì?

Gạo huyết rồng (red rice) là giống lúa sạ được trồng ở vùng nước ngập sâu, hạt lúa mẩy, màu đỏ nâu, khi bẻ đôi hạt gạo bên trong vẫn còn màu đỏ, gạo nấu cơm thơm ngậy, cơm gạo huyết rồng bùi càng nhai càng có vị ngọt và béo. Đây là loại gạo có giá trị dinh dưỡng cao thường được dùng làm bột dinh dưỡng cho trẻ em.

Thành phần của gạo huyết rồng gồm: chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin: B1, B2, B3, B5, B6…các acid như: paraaminobenzoic (PABA), Folic (vitamin M), phytic, các nguyên tố vi lượng như: calci, sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri.

  • Giảm khả năng béo phì
  • Giúp cơ thể no lâu
  • Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch
  • Giảm lượng cholesterol trong máu
  • Ngăn ngừa loãng xương, thoái hóa khớp
  • Tốt cho trẻ em vừa chắc xương, vừa chống hen suyễn
  • Phòng chống một số loại bệnh ung thư như là ung thư vú

  • Chúng ta nên ngâm gạo huyết rồng lâu hơn so với gạo thường trước khi nấu để có thể giữ lại được chất dinh dưỡng tối đa khi hạt gạo chuyển sang trạng thái nảy mầm.
  • Có thể rang gạo lên cũng rất dễ ăn hoặc xay bột pha với sữa uống chung hay trộn ăn với sữa chua.
  • Có thể ăn kèm cơm gạo huyết rồng với muối vừng (mè), đậu phộng để tăng thêm sự ngon miệng và tốt cho sức khỏe.

Bên trên là cách nhận biết, phân biệt gạo lứt đỏ (gạo lứt thường) với gạo lứt huyết rồng, tác dụng, thành phần & cách chế biến gạo lứt thường, gạo lứt huyết rồng chữa bệnh. Chi tiết một số bài thuốc chữa bệnh, giảm cân, thanh lọc cơ thể bằng gạo lứt huyết rồng pnviet.com sẽ giới thiệu ở các bài viết sau, mời bạn đón đọc.

pnviet.com tổng hợp

Từ khóa liên quan:

  • gạo huyết rồng giảm cân
  • cách nấu gạo huyết rồng
  • gạo lứt trắng và gạo lứt đỏ
  • gạo huyết rồng có công dụng gì
Bài viết liên quan
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt

Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần cần bổ sung nhiều: protein, chất xơ, canxi và sắt,… sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã dần biến mất và các giác quan của thai nhi lúc này phát triển mạnh, mẹ có thể cảm nhận được các...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung nhóm thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, thịt và các loại đậu,… nhằm bổ sung canxi và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Lúc này bé nặng khoảng từ 430 – 500g, các tế bào...

Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần
Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát...

Subscribe to newsletter