Những thực phẩm nguy hiểm trẻ không nên ăn

Những loại thực phẩm không tốt hoặc nguy hiểm mẹ không nên cho trẻ ăn như: sò huyết, gan, đậu nành, thịt xông khói,… phần lớn những thực phẩm này đều khó tiêu hóa hoặc có chứa những chất gây dị ứng hoặc kích thích.

Những loại thực phẩm không tốt hoặc nguy hiểm mẹ không nên cho trẻ ăn như: sò huyết, gan, đậu nành, thịt xông khói,… phần lớn những thực phẩm này đều khó tiêu hóa hoặc có chứa những chất gây dị ứng hoặc kích thích.

Top 8 thực phẩm nguy hiểm trẻ không nên ăn

Chế độ ăn uống là một vấn đề mà bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng quan tâm và chú ý vì nó có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cũng như tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ. Song song với những thực phẩm tốt cho trẻ thì vẫn có những thức ăn mà bạn tuyệt đối không nên cho trẻ nếm thử vì có thể dẫn tới sự nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe trẻ.

Bài viết sau đây sẽ chia sẻ những thực phẩm nguy hiểm trẻ không nên ăn mà bạn cần biết.

1. Cho trẻ nhỏ ăn nhiều sò dễ bị bệnh đường tiêu hóa

  • Sò là một món hải sản hấp dẫn được nhiều người lớn ưa chuộng, tuy nhiên trong dạng thực phẩm này cũng chứa rất nhiều các loại vi khuẩn cũng như virus gây bệnh.
  • Chẳng hạn như trong sò huyết có vi khuẩn viêm gan và thương hàn, mặc dù đã được nấu sôi nhưng những mầm bệnh này vẫn còn và một khi ăn vào sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Đặc biệt là trẻ nhỏ với hệ miễn dịch yếu kém sẽ còn dễ dàng mắc bệnh, do đó sò cũng là một loại thực phẩm nguy hiểm trẻ không nên ăn.

2. Trẻ dưới 12 tháng không nên cho uống mật ong

  • Thực phẩm nguy hiểm trẻ không nên ăn đầu tiên phải kể đến đó là mật ong. Mật ong vốn dĩ là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể và có nhiều công dụng khác nhau với sức khỏe.
  • Tuy nhiên, nếu trẻ em dưới 12 tháng tuổi sử dụng mật ong thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho các bé. Trong mật ong có chứa một dạng bào tử và khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ nhỏ sẽ dẫn tới một số ảnh hưởng như táo bón, bú kém, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí là tình trạng khó thở nếu nghiêm trọng.

3. Trẻ sơ sinh uống đậu nành dễ bị ngộ độc saponin

  • Người lớn thường hay uống sữa đậu nành và không gặp phải bất kỳ một vấn đề gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ lại khác, hệ miễn dịch của các bé còn yếu và cơ thể cũng không phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị ngộ độc một chất gọi là saponin có trong sữa đậu nành.
  • Nếu uống sữa chưa được đun sôi tới trên 100 độ C thì sẽ dẫn tới tình trạng nôn mửa, đi ngoài, đau bụng… và cần cấp kịp thời nếu không sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác.

4. Trẻ sơ sinh không nên cho ăn củ dền

  • Củ dền là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu cho trẻ nhỏ ăn quá nhiều thì sẽ dẫn tới tình trạng methemoglobin máu gây tím tái, khó thở, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không có cách giải quyết kịp lúc.
  • Do đó, bạn nên hạn chế cho củ dền vào khẩu phần ăn của trẻ, nếu lo lắng thì hãy đợi khi trẻ đã lớn thì mới bắt đầu thêm củ dền vào thực đơn cho bé.

5. Trẻ nhỏ nên hạn chế ăn gan động vật

  • Gan cũng như các nội tạng động vật thường chứa rất nhiều những cholesterol không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ nên bạn cần hạn chế chế biến món này cho trẻ ăn.
  • Nếu có ăn thì chỉ nên hạn chế mức tối đa là từ 30-40 gram một bữa và ăn không hơn hai lần trong một tuần.

6. Cẩn thận khi cho trẻ nhỏ ăn thịt cóc

  • Nhiều người quan niệm rằng thịt cóc có thể chữa được còi xương nên cho trẻ ăn. Tuy nhiên đây lại là một điều sai lầm vì hàm lượng protein cũng như canxi trong thịt cóc là rất thấp.
  • Không chỉ vậy, nếu không được xử lý đúng cách thì còn dẫn tới tử vong vì trong thịt cóc có chứa chất vô cùng độc hại. Vì thế bạn tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ ăn thịt cóc dù là dưới hình thức nào đi chăng nữa.

7. Trẻ nhỏ gặp khó tiêu khi ăn thịt hun khói

  • Các bậc cha mẹ do quá bận rộn không có thời gian chuẩn bị bữa ăn cho bé nên thường giải quyết bằng cách dùng các loại thịt chế biến sẵn, trong đó có thịt xông khói.
  • Tuy nhiên thường trong các thực phẩm loại này lại chứa rất nhiều muối và thận của trẻ nhỏ vẫn chưa đủ hoàn thiện để tiêu thụ nên sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Đặc biệt, với những trẻ dưới 12 tháng tuổi thì càng tuyệt đối phải tránh thịt hun khói.

8. Thức ăn có hàm lượng muối cao

  • Trẻ nhỏ chưa có sự phát triển hoàn thiện nên các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng chưa hoàn toàn thực hiện được hết các chức năng của mình.
  • Cũng vì thế mà bạn không nên cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn hay nêm nếm nhiều muối vào bữa ăn cho trẻ. Lượng muối quá nhiều trong thực phẩm sẽ khiến trẻ không thể chuyển hóa hết và tích tụ gây ảnh hưởng cho cơ thể cũng như sức khỏe.

Các bậc cha mẹ nên lưu ý về những thực phẩm nguy hiểm trẻ không nên ăn trong bài viết trên để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt cho trẻ. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ có cách chăm sóc con nhỏ của mình tốt nhất.

Từ khóa liên quan:

  • thực phẩm làm trẻ dậy thì sớm
  • những thức ăn gây dậy thì sớm
  • có nên cho trẻ ăn quả su su
  • thực phẩm không nên cho trẻ ăn dặm
  • thực phẩm cho trẻ ăn dặm

Bài viết liên quan
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt

Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần cần bổ sung nhiều: protein, chất xơ, canxi và sắt,… sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã dần biến mất và các giác quan của thai nhi lúc này phát triển mạnh, mẹ có thể cảm nhận được các...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung nhóm thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, thịt và các loại đậu,… nhằm bổ sung canxi và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Lúc này bé nặng khoảng từ 430 – 500g, các tế bào...

Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần
Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát...

Subscribe to newsletter