Trẻ bị suy dinh dưỡng – Nguyên nhân và cách phòng chống

Trẻ bị suy dinh dưỡng nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ, nhất là ở những trẻ dưới 1 tuổi. Bài viết sau đây chia sẻ đến các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết và cơ bản về căn bệnh suy dinh dưỡng và cách phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Trẻ bị suy dinh dưỡng nếu không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ, nhất là ở những trẻ dưới 1 tuổi. Bài viết sau đây chia sẻ đến các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết và cơ bản về căn bệnh suy dinh dưỡng và cách phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển và tăng trưởng của trẻ nhỏ. Căn bệnh này thường xảy ra nhiều nhất ở những trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi. Nếu muốn xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không chúng ta cần xem xét hai chỉ số là cân nặng chiều cao của trẻ.

tre-bi-suy-dinh-duong

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới suy dinh dưỡng là chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu dẫn tới cơ thể không phát triển bình thường được. Một lý do khác là do trẻ biếng ăn, ăn không đủ chất.

Nếu trẻ bị các căn bệnh như nhiễm ký sinh trùng đường ruột hoặc các bệnh khác gây cản trở việc hấp thu dưỡng chất thì cũng sẽ gây ra hậu quả là suy dinh dưỡng.

Trẻ sinh non hoặc mắc các dị tật bẩm sinh, sứt môi, hở hàm ếch.

Cai sữa quá sớm nhất là khi cai sữa vào những ngày trẻ đang bị ốm hoặc nóng nực, cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con, kiêng khem quá đáng.

Trẻ ăn dặm quá sớm làm trẻ bú ít sữa mẹ, thiếu các chất dinh dưỡng và yếu tố miễn dịch.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Trẻ suy dinh dưỡng thường có chiều cao chỉ đạt 90% so với chiều cao chuẩn. Dấu hiệu của suy dinh dưỡng còn biểu hiện rõ nhất ở cân nặng, trẻ có thể không tăng cân hoặc giảm cân liên tục. Sau đây là mức cân nặng chuẩn để quý phụ huynh tham khảo và so sánh với trọng lượng bé nhà mình:

Trẻ mới sinh thường đạt 2,9 -3,8kg Trẻ dưới 6 tháng, mỗi tháng cần tăng ít nhất 600g Khi lớn hơn 6 tháng, trẻ tăng trung bình 500g/tháng. Sang năm thứ 2, tốc độ tăng trung bình 2.5 – 3kg Từ năm thứ 2 cho đến tuổi dậy thì, mỗi năm cần đảm bảo tăng 2kg.

Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng còn bị teo mỡ ở cánh tay, da xanh, tóc thưa và dễ gãy rụng, biếng ăn cũng như có những vấn đề về rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy.

Không chỉ vậy, suy dinh dưỡng còn thể hiện ở việc trẻ chậm phát triển vận động, kém linh hoạt, hay quấy khóc, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt,…

Trẻ bị suy dinh dưỡng có nguy hiểm không?

Nếu để tình trạng này kéo dài thì sẽ dẫn tới những ảnh hưởng lớn tới sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ. Một khi các cơ quan của cơ thể kém phát triển, đặc biệt là hệ cơ xương sẽ tác động rất nhiều đến tầm vóc, chiều cao của trẻ.

Điều làm buồn lòng cha mẹ hơn là trẻ chậm chạp, khù khờ, giao tiếp với xã hội kém và khả năng tiếp thu chậm, học hành sa sút.

Theo con số thống kê gần đây của Tổ chức Y tế Thế giới, hơn 50% trường hợp tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển đều liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng. Mặc dù chỉ ở mức độ vừa và nhẹ nhưng nếu kéo dài cũng có thể gây nên hậu quả đáng tiếc.

Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng như thế nào?

Đầu tiên là cần cải thiện chế độ ăn uống của trẻ, đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trong mỗi bữa ăn. Khi chế biến cũng nên thực hiện chỉ tiêu ăn chín, uống sôi, tránh các thực phẩm bị nhiễm khuẩn đồng thời hạn chế hâm lại món ăn của trẻ.

Những đứa trẻ trong giai đoạn từ 1-2 tuổi thì ngoài sữa mẹ còn cần tới 4 bữa cho một ngày, trẻ từ 3-5 tuổi thì cần trung bình 5-6 bữa. Nên đa dạng các món ăn để trẻ không bị chán, bổ sung thêm thịt cá, rau xanh, các loại đậu, dầu thực vật, sữa và các chế phẩm từ sữa,… vào chế độ ăn của trẻ nhỏ.

Không chỉ lưu ý tới thực đơn ăn uống mà ngay cả việc vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng nên cẩn thận. Tắm rửa sạch sẽ và nhớ giữ ấm cho trẻ để tránh các bệnh viêm đường hô hấp. Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn cũng như giữ quần áo sạch sẽ và đầu tóc gọn gàng.

Môi trường mà trẻ thường hoạt động cũng nên vệ sinh sạch sẽ vì trong giai đoạn bị suy dinh dưỡng thì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất yếu và có thể bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công bất cứ lúc nào.

Cách phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ

Cần phải có một chế độ ăn hợp lý, cung cấp dưỡng chất, vitamin, đảm bảo cân bằng cho trẻ nhỏ có thể phát triển và tăng trưởng một cách tốt nhất.

Ngoài ra, nếu trẻ bị các căn bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa… thì cần điều trị triệt để. Tránh để kéo dài ảnh hưởng không tốt tới sự hấp thu dưỡng chất và dẫn tới suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một căn bệnh khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng và đau đầu. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh chứng bệnh này với một chế độ ăn lành mạnh cho con nhỏ.

Nếu nhận ra những biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thì nên đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán cũng như có cách điều trị hiệu quả nhất.

Tóm lại, một trong những điều khiến nhiều cha mẹ lo lắng nhất trong quá trình nuôi dạy con là trẻ bị suy dinh dưỡng. Căn bệnh này không chỉ khiến trẻ bị sụt cân mà còn dẫn tới nhiều vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.

Từ khóa liên quan:

  • trẻ suy dinh dưỡng nặng
  • trẻ suy dinh dưỡng nên uống sữa gì
  • trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung gì
  • trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng phải làm sao
  • xử trí khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Bài viết liên quan
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất
Các loại sữa cho bà bầu 3 tháng đầu nên uống nhất

Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa dành riêng cho bà bầu, sữa tươi tách béo, sữa tươi tiệt trùng hoặc sữa chua,… nhằm cung cấp đủ canxi, DHA, Protein cho quá trình nuôi dưỡng bào thai ngay trong những ngày đầu thai kỳ để phát triển toàn diện...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 4 Mẹ khỏe – Con phát triển tốt

Mang thai tháng thứ 4 mẹ bầu cần cần bổ sung nhiều: protein, chất xơ, canxi và sắt,… sự khó chịu của những cơn ốm nghén đã dần biến mất và các giác quan của thai nhi lúc này phát triển mạnh, mẹ có thể cảm nhận được các...

Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón
Dinh dưỡng cho mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 Khỏe mạnh – Chống táo bón

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 6 nên bổ sung nhóm thực phẩm thiết yếu như: ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, thịt và các loại đậu,… nhằm bổ sung canxi và ngăn ngừa táo bón khi mang thai. Lúc này bé nặng khoảng từ 430 – 500g, các tế bào...

Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần
Chuẩn chiều dài đầu mông của thai nhi theo tuần

Các cột mốc phát triển của trẻ từ lúc hình thành phôi thai đến tuần 40 mẹ cần nhớ và bảng chiều dài đầu mông thai nhi theo tuần chuẩn nhất để mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng thai kỳ phù hợp từ đó giúp cho thai nhi phát...

Subscribe to newsletter